Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thật không dễ để thuyết phục người Nga mua ô tô Trung Quốc cho đến khi họ không có nhiều sự lựa chọn.
Sau cuộc xung đột của Nga với Ukraine, các công ty lớn từ Đức, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã ngừng bán hàng, cung cấp và dịch vụ chính thức tại nước này, dẫn đến giá ô tô và phụ tùng của các quốc gia này tăng đáng kể.
Khoảng trống này đã được lấp đầy bởi các thương hiệu ô tô Trung Quốc như Geely, Chery và Changan và các hãng xe khác, thị trường xe ô tô Nga hiện đang chào đón hơn 100 thương hiệu xe đến từ đất nước tỷ dân.
Các đại lý trên khắp nước Nga bắt đầu mở cửa trở lại với các thương hiệu mới. Ví dụ như một showroom ô tô ở ngoại ô thủ đô Matxcova đã đổi từ Nissan sang Kaiyi đến từ Trung Quốc.
Chủ một đại lý bán xe ô tô tại Nga cho biết: “Hiện tại, chúng tôi chủ yếu dựa vào doanh số bán hàng của dòng xe Geely nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục bán xe Mercedes, một số trong số đó được mua thông qua nhập khẩu song song, một số còn sót lại từ trước”.
Thị phần của họ ở Nga đã tăng lên hơn 60% vào năm 2023, gần gấp đôi so với năm trước. Đáng chú ý, Trung Quốc chỉ chiếm 9% thị phần vào tháng 2 năm 2022.
Selina Cheng, phóng viên tờ Wall Street Journal nhận định: “Xuất khẩu sang Nga có tầm quan trọng vô cùng lớn đặc biệt với các nhà sản xuất. Tại Trung Quốc, doanh số bán xe chạy bằng xăng đang giảm nên hiện tại họ có công suất dư thừa và nước Nga mang đến cơ hội tốt cho các nhà sản xuất ô tô này”.
Hiện thái độ của người tiêu dùng Nga cũng đã thay đổi so với trước đây. Những chiếc SUV Trung Quốc thậm chí còn được phát hiện trong đoàn xe của Điện Kremlin.
Đến giữa năm 2023, danh sách 10 thương hiệu ô tô được ưa chuộng nhất ở Nga đã rất khác so với trước đây, 6 trong số đó đến từ Trung Quốc.
Ông Sergey Tselikov, Giám đốc Cơ quan phân tích thị trường Avtostat cho biết: “Hiện nay, người tiêu dùng đang dần thay đổi và chuyển sang chọn các dòng xe Trung Quốc”.
Cô Ekaterina, hiện đang sở hữu một chiếc xe ô tô của Trung Quốc, chia sẻ những khó khăn trong việc bảo dưỡng chiếc xe cũ của mình sau khi các thương hiệu ô tô phương Tây rời khỏi thị trường Nga.
Cô nhấn mạnh sự ổn định của giá ô tô Trung Quốc là yếu tố chính đằng sau quyết định của cô: “Một năm trước, nhiều người còn băn khoăn có nên chuyển sang mua xe thương hiệu Trung Quốc hay không và một số người bạn của tôi đã quyết định làm vậy. Mọi người xem xe, nghe giới thiệu và đưa ra lựa chọn một cách tự nhiên bởi vì giá xe rất ổn định”.
Ông Sergey Tselikov, Giám đốc Cơ quan phân tích thị trường Avtostat, dự đoán mức tăng trưởng sẽ cao hơn nữa trong năm 2024, do các công ty Trung Quốc đã xuất khẩu số lượng ô tô kỷ lục sang Nga.
Ông Tselikov cho biết: “Đầu tiên, gần như tất cả các thương hiệu khác đã ngừng cung cấp cho Nga. Các nhà sản xuất ô tô ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ đã tạm dừng nguồn cung vì lo ngại các lệnh trừng phạt”.
Tselikov cũng chỉ ra rằng những cải tiến chất lượng đáng kể của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong 5 – 7 năm qua cũng là một lý do khiến họ chiếm được thị phần lớn tại Nga.
Tỷ lệ đại lý bán ô tô Trung Quốc tại Nga chứng kiến sự gia tăng đáng chú ý, từ 31% lên 65% vào năm 2023, trong khi số lượng mẫu mã và bản cải tiến tiếp tục mở rộng. Thậm chí một số nhà máy trước đây được các nhà sản xuất ô tô phương Tây sử dụng hiện đang được các đối tác Trung Quốc tái sử dụng.
Nhiều thương hiệu ô tô ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào linh kiện Trung Quốc.
Ông Andrei Olkhovsky, Giám đốc điều hành đại lý ô tô Nga Avtodomc, cho biết: “Nhìn chung, thị trường ô tô Nga ngày nay là ô tô Trung Quốc thống trị. Những chiếc xe mà chúng ta thường gọi là xe Nga trong lịch sử thường là xe Trung Quốc được chúng ta dán nhãn mới hoặc chúng là những chiếc xe có thành phần linh kiện rất lớn từ Trung Quốc”.
Cũng bởi thế mà hiện Nga cũng đang khuyến khích nỗ lực nội địa hóa với hy vọng vực dậy ngành sản xuất ô tô của mình.
Ông Tselikov cho biết: "Bộ Công thương Nga và chính phủ đang khuyến khích và cố gắng đảm bảo rằng ô tô không chỉ được nhập khẩu mà còn được lắp ráp tại Nga và sau đó hy vọng sẽ được nội địa hóa. Ở Nga, đây là một nỗ lực không đơn giản vì rất khó sản xuất. Các linh kiện ở Nga rẻ hơn so với những linh kiện được sản xuất ở Trung Quốc”.
Các công ty Nga đang tìm cách hợp tác với các công ty Trung Quốc để lắp ráp ô tô Trung Quốc trong nước. Moskvich, một hãng xe lâu đời có từ thời Liên Xô, đã bắt đầu lắp ráp xe Trung Quốc dưới thương hiệu riêng của mình.
Trong khi đó, thị trường Việt Nam cũng được xem là có nhiều tiềm năng để phát triển đối với các hãng xe Trung Quốc.
Khác với trước đây, các dòng ô tô Trung Quốc vào Việt Nam dưới diện chính hãng chứ không phân phối thông qua một bên thứ 3, thậm chí còn bắt tay với công ty sở tại để lắp ráp trong nước. Điều này giúp khách hàng yên tâm khi lựa chọn, do khâu bảo dưỡng, chăm sóc đã được đảm bảo hơn.
Hiện tại đã có đến 7 thương hiệu xe đến từ Trung Quốc chính thức phân phối tại Việt Nam, số lượng ngang các hãng xe Nhật Bản và hơn hẳn Hàn Quốc. Tuy nhiên, con số này chắc chắn chưa dừng lại bởi các thương hiệu xe lớn của Trung Quốc như Chery hay BYD đều có động thái sẽ gia nhập thị trường ô tô Việt Nam trong thời gian tới.
Các chuyên gia nhận định sự xuất hiện của các thương hiệu đến từ Trung Quốc giúp thị trường xe ô tô Việt Nam trở nên sôi động hơn, mang lại cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.