Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Làm gì để đẩy nhanh đường sắt đô thị tại hai thành phố lớn?

Hải Hà: Thứ năm 22/02/2024, 11:07 (GMT+7)

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị sẽ góp phần giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường của 2 thành phố. Đây cũng là nhiệm vụ Bộ Chính trị đã giao cho Hà Nội và TP.HCM thực hiện trong thời gian tới.

Trong khi với cách làm hiện nay, để phát triển một tuyến đường sắt đô thị, Việt Nam mất trên 15 năm. Vậy, để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, 2 thành phố cần phải có những thay đổi gì trong cách làm?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường ĐH Việt Đức xung quanh nội dung này.

 

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Vneconomy

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Vneconomy

PV: Mục tiêu của thành phố Hà Nội và TP.HCM phải hoàn thành gần 300 km đường sắt đô thị vào năm 2030. Vậy theo ông, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của 2 thành phố là gì?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn: Để Hà Nội và TP.HCM hoàn thành được mục tiêu chính trị đặt ra này, bằng cách này hay bằng cách khác, Chính phủ, Trung ương kết hợp với chính quyền hai thành phố Hà Nội và TP.HCM phải tìm cách đạt được ít nhất cũng phải được 70 đến 80 % vào 2035.

Muốn đạt được điều này, phải giải quyết 5 trụ cột. Trụ cột thứ nhất là phải có quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị gắn với cấu trúc của đô thị, gắn với phát triển sử dụng đất để đảm bảo tiếp cận tốt đến hệ thống đường sắt đô thị và tạo điều kiện để nắm bắt giá trị gia tăng từ đất đai và bất động sản ở khu vực xung quanh nhà ga dọc các tuyến metro.

Trụ cột thứ hai là trụ cột về công tác giải phóng mặt bằng và huy động nguồn lực từ đất đai hay còn gọi là chính sách về tài chính. Vấn đề thứ ba, đó là vấn đề về lựa chọn công nghệ và làm chủ công nghệ để giúp cho giảm chi phí đầu tư vào hệ thống đường sắt đô thị cũng như là chi phí quản lý vận hành sau này.

Vấn đề cuối cùng là vấn đề về quản lý dự án. Trong công tác quản lý dự án cũng phải thay đổi mô hình quản lý dự án. Theo cách làm hiện nay, một dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn đầu tư và giai đoạn nghiệm thu, vận hành trải qua hàng trăm các bước thủ tục từ cấp trung ương cho đến các bộ, ngành và địa phương.

Như vậy, nếu chúng ta không rút gọn, thời gian thực hiện dự án sẽ rất lâu. Mặc dù, chúng ta đã tích lũy được kinh nghiệm khi triển khai những tuyến metro đầu tiên là Hà Nội và TP.HCM.

Theo tôi, trong 5 trụ cột này, cái mà cần phải đột phá trước tiên là hai trụ cột, quy hoạch và chính sách tài chính để huy động nguồn lực trước mắt tiếp tục triển khai các tuyến Metro đã được quy hoạch.

IMG_0984


PV: Đối với công tác quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, theo ông cần phải chú ý đến những vấn đề gì?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn: Trong quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị trước đây, chúng ta chưa quan tâm đến việc gắn kết giữa phát triển mạng lưới đường sắt đô thị kết hợp với cấu trúc đô thị, các chùm đô thị.

Về nguyên tắc, những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM phải được cấu trúc thành một mô hình đô thị đa tâm, bao gồm, tâm chính là trung tâm thành phố và các tâm phụ bên ngoài và sẽ có những hành lang, tuyến kết nối giữa trung tâm thành phố với các đô thị vệ tinh, dọc hành lang này sẽ phát triển các đô thị nhỏ gọn xung quanh nhà ga.

Điều này đảm bảo cho việc tiếp cận của người dân với đường sắt đô thị trở nên dễ dàng, trong 8 đến 10 phút đi bộ là có thể tiếp cận nhà ga. Khi đại bộ phận người dân tiếp cận nhà ga thì họ cũng sẽ chọn đường sắt đô thị để di chuyển, có thể kết hợp xe buýt, việc đi lại trở nên thuận tiện.

Thứ hai, để đảm bảo sự tiếp cận giao thông công cộng nói chung và đường sắt đô thị nói riêng công bằng giữa người dân ở trong trung tâm thành phố, ở vùng đang phát triển và vùng ngoại ô thì cấu trúc đô thị dưới dạng của chùm như thế sẽ đảm bảo cho người dân ở đâu cũng có khả năng tiếp cận đường sắt đô thị một cách dễ dàng, đảm bảo công bằng trong tiếp cận.

Qua đó có thể tăng cường kết nối giữa  đô thị Hà Nội, TP.HCM với các tỉnh thành xung quanh để tăng cường liên kết vùng bằng hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt liên vùng. Qua công tác quy hoạch này sẽ mở ra cơ hội để phát triển các đô thị mới ở vùng ven các kết hợp vào các nhà ga.

Khi nghiên cứu thiết kế tuyến, chúng ta phải nghiên cứu cả thiết kế đô thị xung quanh nhà ga, đặc biệt là những đô thị vùng bên ngoài. Những thiết kế này sẽ mở cơ hội cho việc phát triển các đô thị, kêu gọi đầu tư phát triển đô thị.

Nhà nước cùng với nhà đầu tư cùng nhau nắm bắt giá trị gia tăng và giá trị gia tăng này sẽ góp phần vào nguồn thu cho thành phố để trả vốn vay phát triển đường sắt đô thị cũng như là kinh phí để trợ giá, duy tu và vận hành sau này khi từng tuyến.

PV: Để có thể rút ngắn thời gian thực hiện các tuyến đường sắt đô thị trong thời gian tới, theo ông có cần phải có cơ chế đặc thù riêng cho các đô thị?

PGS.TS Vũ Anh Tuấn: TP.HCM mất 15 năm để xây tuyến metro số 1 thì bây giờ những tuyến sau làm sao rút ngắn xuống còn 10 năm hoặc thậm chí 5 năm. Để làm được điều này, đòi hỏi 3 nút thắt cần được giải quyết.

Thứ nhất là chu trình quản lý dự án không thể theo cách cũ được nữa, phải theo cách mới là khoán trọn gói cho tổng thầu, người ta chịu trách nhiệm người ta làm. Việc phê duyệt dự án các bước là hoàn toàn là do thành phố chịu trách nhiệm về việc đó, cho phép thành phố được triển khai theo Nghị quyết 98 là tự quyết việc đó thì nó sẽ nhanh.

Thứ hai, thành phố phải nâng cao năng lực cho Ban quản lý đường sắt đô thị, Sở Giao thông vận tải,  Sở Quy hoạch kiến trúc về năng lực kỹ thuật trong thẩm định các quy hoạch, thiết kế, các công nghệ.

Thứ ba là công tác giải phóng mặt bằng phải được giải quyết rốt ráo ngay từ đầu vì nếu không có mặt bằng, dù có tiền cũng sẽ rất lâu.

Thành phố tập trung giải quyết 3 vấn đề này, tôi kỳ vọng rằng là tốc độ xây dựng các tuyến về sau có thể nhanh hơn. không phải mất 15 năm mà có thể xuống còn 10 năm hoặc 5 năm.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ngổn ngang công trình mở rộng đường Hoàng Hoa Thám

TP.HCM: Ngổn ngang công trình mở rộng đường Hoàng Hoa Thám

Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn

Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn

Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.

Từ 1/1/2025, tài xế kinh doanh vận tải không lái xe quá 48 giờ/tuần

Từ 1/1/2025, tài xế kinh doanh vận tải không lái xe quá 48 giờ/tuần

Từ 1/1/2025, ngoài quy định hiện hành tài xế không lái xe quá 10 tiếng/ngày và không lái xe liên tục quá 4 tiếng, Thông tư 71 năm 2024 của Bộ Công an quy định thêm nội dung: Người lái ô tô kinh doanh vận tải trên 8 chỗ không được lái xe quá 48 tiếng/tuần.

Sức khoẻ tinh thần nơi làm việc, không thể xem nhẹ

Sức khoẻ tinh thần nơi làm việc, không thể xem nhẹ

Trong cuộc sống ngày càng cạnh tranh và áp lực, sức khỏe tinh thần của người lao động trở thành mối quan tâm lớn, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của người lao động mà còn tác động lâu dài đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Giảm tử vong do đuối nước: Cần giúp trẻ nhận diện vùng nguy hiểm, có kỹ năng sinh tồn

Giảm tử vong do đuối nước: Cần giúp trẻ nhận diện vùng nguy hiểm, có kỹ năng sinh tồn

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Bạo hành trẻ em có xu hướng giảm nhưng nguy cơ chưa phải đã giảm

Bạo hành trẻ em có xu hướng giảm nhưng nguy cơ chưa phải đã giảm

Theo báo cáo của Bộ Công an, 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố gần 1.200 vụ với hơn 1.400 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em

Tổng kết năm 2024: Ngành Thuế đạt nhiều kết quả nổi bật

Tổng kết năm 2024: Ngành Thuế đạt nhiều kết quả nổi bật

Đây là đánh giá tổng quan của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khi nói về công tác thuế năm 2024, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 của toàn ngành Thuế.