Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Kêu trời vì ô tô đỗ tràn lan trước cửa nhà

Hoàng Anh: Thứ bảy 13/05/2023, 08:12 (GMT+7)

Cuộc tranh giành chỗ đỗ xe trong các khu nhà ở có đất trống phía trước vẫn diễn ra khá gay gắt tại nhiều con phố ở Singapore. Trong khi những người lái xe cho rằng họ có quyền đậu xe dọc đường trong các khu dân cư thì các chủ nhà cho biết điều này đã gây ra nhiều bất tiện cho họ.

Jade Seah bày tỏ sự thất vọng trên mạng xã hội sau khi cô nhận được một tờ giấy ghi chú từ một người dân khi cô ấy đỗ xe dọc theo một con đường công cộng bên trong một khu đất có nội dung: “Xin vui lòng không đậu xe ở đây. Hãy để những người sống ở đây, đậu xe ở đây. Cảm ơn."

Đáp lại, cô viết trên Instagram như sau: “Bạn không sở hữu mảnh đất bên ngoài ngôi nhà của mình. Đây là tài sản công cộng mà bất cứ ai cũng có quyền tự do đỗ xe.”

Jade Seah bày tỏ sự thất vọng trên mạng xã hội sau khi cô nhận được một tờ giấy ghi chú với nội dung: “Xin vui lòng không đậu xe ở đây. Hãy để những người sống ở đây, đậu xe ở đây. Cảm ơn'. Ảnh: Instagram/Jade Seah

Jade Seah bày tỏ sự thất vọng trên mạng xã hội sau khi cô nhận được một tờ giấy ghi chú với nội dung: “Xin vui lòng không đậu xe ở đây. Hãy để những người sống ở đây, đậu xe ở đây. Cảm ơn". Ảnh: Instagram/Jade Seah

Đây không phải là trường hợp hi hữu. Có nhiều câu chuyện tương tự đang diễn ra tại nhiều khu phố ở Singapore.

Các cư dân ở khu Meragi Close cũng để lại những tờ ghi chú, yêu cầu “đỗ xe ở các bãi đậu xe ở khu nhà ở xã hội của bạn”, vì Meragi Close “thiếu chỗ đỗ xe”.

Theo quy định tại nước này, các phương tiện được phép đậu ở cả hai bên đường tại các khu đất tư nhân, miễn là ở đây không có vạch kẻ ở hai bên đường và vạch phân làn là một vạch trắng không liền nét.

Tuy nhiên, nền tảng ô tô motorist.sg khuyên người lái xe nên đỗ xe “theo cách” không chặn bất kỳ lối vào và luồng giao thông nào.“Nếu bạn sống ở các khu nhà tư nhân, bạn cũng có thể đỗ xe miễn phí. Nếu bạn nhìn thấy có một vạch màu vàng liên tục duy nhất dọc theo một bên đường hoặc không có vạch kẻ thì bạn có thể đỗ xe ở đó. Tuy nhiên, với vạch vàng, bạn không được phép đỗ xe từ 7h sáng đến 7h tối. Vào Chủ nhật và các ngày lễ, bạn có thể đậu xe ở đó cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng không được phép đỗ xe dọc các khúc cua, đường hẹp, gần ngã tư”.

Các phương tiện đỗ xe dọc theo đường Watten Drive ở Bukit Timah. Ảnh: CNA/Grace Yeoh

Các phương tiện đỗ xe dọc theo đường Watten Drive ở Bukit Timah. Ảnh: CNA/Grace Yeoh

Những chủ ô tô và chủ nhà liên tục xảy ra tranh cãi về việc đỗ xe tại các khu dân cư tư nhân, thậm chí đã có một số trường hợp ô tô bị hư hỏng.

Một cụ bà 76 tuổi bị phạt vì dùng chìa khóa cào chiếc Audi A4 vì bực bội bởi chiếc xe đậu gần nhà dịp Tết Nguyên đán.Nhiều người chia sẻ họ thực sự mệt mỏi và đành phải cam chịu chấp nhận tình cảnh này.

Tại một khu đất nằm bên cạnh khu nhà ở xã hội Dakota, một cư dân sống ở đó 13 năm cho biết “rất nhiều ô tô và xe tải đậu dọc lề đường vì ở đây không có vạch kẻ đường”.

Người đàn ông 46 tuổi giấu tên cho biết anh phải đậu một trong hai chiếc xe của mình tại bãi đậu xe nhiều tầng của khu nhà ở xã hội gần đó sau khi xe của anh bị các xe tải đâm “hư hỏng nhiều lần”. Chiếc xe khác của anh thì đang đậu bên trong ngôi nhà của anh ấy.

Anh phải trả 190 đô la Singapore/tháng để đỗ xe tại bãi đỗ xe của Khu nhà ở xã hội trong khi các chủ sở hữu ở các căn hộ tại Khu nhà ở xã hội chỉ mất có 110 đô la. Trong khi đó, cư dân tại các khu đất khác ở Singapore tỏ ra thỏa hiệp hơn.

Tại Faber Heights ở Clementi, một cư dân giấu tên cho biết con đường tại khu vực này rộng rãi và hiên nhà đủ rộng để vừa ô tô nên hầu hết các chủ nhà ở đây đều đậu xe bên trong ngôi nhà của họ. Cư dân ở đây may mắn theo nghĩa đó.

Trong khi đó, ông EK Ong, 62 tuổi, người đã sống ở MacPherson hơn 30 năm, cho biết một bên làn đường “lúc nào cũng có ô tô đỗ”, khiến người dân chỉ sử dụng một làn đường và “bạn có thể phải đợi nếu muốn điều khiển ô tô của mình ra vào nhà”.

Có thời điểm, ô tô đỗ chắn cổng, khiến ông “không còn lối để ra ngoài” nếu có trường hợp khẩn cấp.Ông Ong đã cố gắng nói với những người hàng xóm của mình về bãi đỗ xe Khu nhà ở xã hội gần đó, nơi họ có thể đỗ xe. Nhưng vì các bãi đỗ xe cách đó khoảng 100m đến 200m nên “có thể họ lười đi”. Ông Ong cũng băn khoăn liệu những con đường “có được thiết kế để đỗ xe hay không”.

Ông bày tỏ: “Đó là vấn đề thiết kế đô thị đối với Cơ quan Tái phát triển Đô thị hoặc Cơ quan Giao thông Đường bộ. Họ không nói rõ nó được thiết kế để trở thành một con đường hay một bãi đỗ xe” và ông cũng đề xuất cơ quan chức năng “vẽ một đường kẻ để không ai có thể đỗ xe”.

Theo ông Ong, đúng hay sai không phải là vấn đề quá quan trọng, mà đó là vấn đề tình cảm và xã hội xung quanh việc đỗ xe.

Ảnh: CNA

Ảnh: CNA

Đáng chú ý, để phản đối việc đỗ xe trước cửa nhà, một số chủ nhà còn dùng thùng rác hay các vật dụng ngay bên ngoài ngôi nhà khiến các lái xe không tìm được chỗ đậu xe.

Liên quan đến các sự vụ tranh chấp về chỗ đậu xe dẫn đến việc cư dân dùng chướng ngại vật như thùng rác chặn trước cửa nhà, Cơ quan Giao thông vận tải đường bộ (LTA) cho biết: "Đối với những vấn đề như vậy trong khu vực tư nhân, LTA áp dụng cách tiếp cận cộng đồng để giải quyết bằng cách tư vấn cho cư dân để đảm bảo rằng đồ vật của họ không gây nguy hiểm hoặc cản trở những người khác. Trong trường hợp cách tiếp cận cộng đồng không thành công hoặc nếu có những lo ngại về an toàn, LTA sẽ thực hiện hành động cưỡng chế cần thiết".

Theo Mục 32A của Đạo luật Công trình Đường phố, Cơ quan Giao thông vận tải đường bộ được trao quyền thực thi đối với bất kỳ người nào đặt vật phẩm hoặc đồ vật trên đường phố công cộng, vỉa hè có mái che và lối đi riêng có thể gây cản trở và/hoặc bất tiện cho việc đi lại của Công cộng.

Trong khi đó, những người sống ở các Khu nhà ở xã hội thì bày tỏ bức xúc tại sao trong khi họ hàng ngày phải đi bộ 500m đến bãi đậu xe và phải trả hơn 100 đô la/tháng tiền gửi xe thì các chủ sở hữu nhà riêng lại tự cho có quyền với không gian công cộng bên ngoài ngôi nhà của họ.

Những người này cũng không hài lòng về câu trả lời của Cơ quan giao thông đường bộ về những hành vi gây cản trở của những chủ sở hữu nhà riêng, thay vì chỉ ra cho xã hội một cách rõ ràng rằng, những hành vi như vậy có vi phạm và bị nghiêm cấm hay không

Trước việc nhiều chủ sở hữu nhà riêng còn phá hoại gây hư hỏng phương tiện đậu trên đường công cộng, người dân mong muốn cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh trước khi xảy ra những vụ việc nghiêm trọng hơn nữa trong tương lai. NHẠC CẮTCòn tại Việt Nam, câu chuyện dừng đỗ xe trước cửa nhà lâu nay vẫn là tâm điểm của những tranh cãi không có hồi kết. Không ít vụ việc xô xát, phá hoại, gây hư hỏng phương tiện đã xảy ra bắt nguồn từ việc đỗ xe.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu –Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Người dân chỉ có quyền đối với phần đất theo ranh giới của nhà mình; còn hành lang, lề đường vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Do đó người dân không được quyền đổ sơn, cào xước, đập phá xe. Mình chỉ nhắc họ bởi vì cản trở giao thông và đề nghị họ đỗ ở chỗ khác”.

Như vậy, người dân hoàn toàn có quyền dừng, đỗ xe ở những nơi không có biển cấm và không vi phạm quy định về nguyên tắc đỗ xe theo Luật Giao thông đường bộ.

Đỗ xe trước nhà và đỗ xe chắn cửa nhà là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Việc đỗ xe chỉ có thể bị xem là xâm phạm đến quyền lợi của chủ nhà, khi nó thật sự cản trở khả năng ra vào, khiến hoạt động sống thường ngày của chủ nhà bị ảnh hưởng.

Để tránh sự việc đi quá xa, gây hậu quả đáng tiếc, rất cần cách hành xử văn minh, vừa có lý, vừa có tình, dựa trên tinh thần dung hòa lợi ích của cả đôi bên.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam

Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.