Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Hồng Lĩnh: Thứ hai 07/10/2024, 10:37 (GMT+7)

Đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Trong các chương trình Thị thành ký trước, VOV Giao thông đã có bài phản ánh về tình trạng hỗn loạn và xung đột giao thông ở những đoạn đường bộ giao cắt với đường sắt.

Đường sắt Hà Nội – TP. HCM từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn (Hòa Hưng), đoạn tuyến địa bàn TP.HCM có chiều dài khoảng 14 km, đi qua thành phố Thủ Đức và các quận: 3, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận; có 24 vị trí đường bộ giao cắt đồng mức với đường sắt; không có đường ngang dân sinh giao cắt trực tiếp với đường sắt nên thường xuyên diễn ra ùn ứ.

Giải pháp cho vấn đề này như thế nào? 

Điểm giao cắt đường ray với đường Nguyễn Văn Trỗi là trục đường chính đi từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP nên lưu lượng phương tiện đông.

Điểm giao cắt đường ray với đường Nguyễn Văn Trỗi là trục đường chính đi từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP nên lưu lượng phương tiện đông.

"Đường này nguy hiểm lắm. Mỗi ngày luôn, từ 6 giờ sáng cho đến 12 giờ khuya, khủng khiếp lắm, chạy với tốc độ nhanh lắm. Bạn đứng đây từ nãy giờ có thấy không? Đường thì hẹp mà tranh nhau đi. Đặc biệt trong hẻm nhỏ phóng ra thì dữ dằn lắm”.

“Thật sự nguy hiểm, ví dụ như đoạn ngã tư ngay chùa Quang Minh cách đây 100 mét, họ phóng nhanh rất dễ xảy ra tai nạn”.

“Trên địa bàn phường 11 có những tuyến đường hẹp nên cũng hay xảy ra những va chạm nhỏ. Chúng tôi cũng yêu cầu người dân tham gia giao thông hạn chế tốc độ và phải nhìn trước ngó sau khi tham gia giao thông”.

“Bất an” - là phản ánh chung của người dân sinh sống tại khu vực trục lộ giao cắt với đường sắt.

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Nút giao cắt với đường tàu ngay ngã tư chùa Quang Minh, đường Trần Hữu Trang

Nút giao cắt với đường tàu ngay ngã tư chùa Quang Minh, đường Trần Hữu Trang

Ông Hoàng Phúc Dũng - Phó Trưởng Phòng Khai thác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT thông tin với phóng viên VOV Giao thông, TP.HCM có 21 đường ngang có nhân sự trực gác 24/24, nhân sự này do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bố trí; 3 đường ngang còn lại không có người gác tổ chức theo hình thức cần chắn tự động.

Do các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt là giao cắt đồng mức, vì vậy khi tàu lưu thông qua các vị trí giao cắt này (đơn cự như đường ngang Tô Ngọc Vân, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Văn Trỗi, Đỗ Thị Lời...), thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm, thời điểm Lễ Tết.

“Trong thời gian qua, đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông. Ví dụ như phối hợp với Đường sắt cung cấp lịch tàu chạy, trên cơ sở đó Sở phối hợp với Công an TP và địa phương tổ chức giao thông ở khu vực đường ngang cho đồng bộ nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc giao thông khi tàu chạy qua khu vực này. Bên cạnh đó, kiểm tra và rà soát thời gian đóng mở gác chắn cho phù hợp để tránh tình trạng đóng gác chắn quá sớm”, ông Dũng cho biết. 

Ông Hoàng Phúc Dũng - Phó Trưởng phòng Khai thác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT thông tin với PV VOV Giao thông. (Ảnh: Thế Anh)

Ông Hoàng Phúc Dũng - Phó Trưởng phòng Khai thác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT thông tin với PV VOV Giao thông. (Ảnh: Thế Anh)

Ông Hoàng Phúc Dũng cho hay, hiện đã thực hiện xong việc kết nối đèn tín hiệu giao thông đồng bộ giữa đường bộ với đường sắt tại các vị trí cần kết nối (đường ngang Tô Ngọc Vân - Km 1713+273, đường ngang Hiệp Bình - Km 1716+140, đường ngang Trại cá sấu Hoa Cà - Km 1716+936, đường ngang Chùa Ưu Đàm - Km 1717+600). Tuy nhiên, thách thức đặt ra không nhỏ.

“Hiện nay, với tốc độ phát triển phương tiện cá nhân trên địa bàn thành phố liên tục tăng, Thành phố đang quản lý hơn 9 triệu phương tiện (trong đó, cón trên 900.000 xe ô tô và hơn 8,5 triệu xe mô tô), so với cùng kỳ năm 2023 tăng 4,77 % trong khi hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hành khách chưa đáp ứng kịp”, ông Dũng nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc di dời đường sắt ra khỏi nội đô là giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng giao thông. Tuy nhiên, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn nhìn nhận:

“Những đô thị lớn như Paris, New York, Berlin, Los Angeles .... dù có phát triển đến mấy thì ga đường sắt trung tâm thành phố vẫn nằm trong nội thành. Không nên đặt vấn đề đô thị hoá đến đâu thì dời đường sắt đến đó. Thay vào đó, quy hoạch đô thị cần linh hoạt để đường sắt tồn tại hài hòa, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Các giải pháp như tổ chức giao thông khác cốt (xây dựng đường hầm, cầu vượt) có thể được xem xét để giảm thiểu ách tắc giao thông”.

Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng khổ đường sắt 1.000mm

Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng khổ đường sắt 1.000mm

Ông Sơn cũng khẳng định, trong tương lai, đường sắt sẽ là xương sống của các đô thị lớn, kết nối các khu vực và tạo ra các trung tâm đô thị mới, phù hợp với mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) và ga đường sắt sẽ trở thành những nút giao thông quan trọng.

Tuy nhiên, vị chuyên gia đánh giá, việc Việt Nam vẫn sử dụng khổ đường sắt 1.000mm, khác biệt so với tiêu chuẩn quốc tế 1.435mm, đang hạn chế khả năng kết nối và phát triển của hệ thống đường sắt. Nâng cấp khổ đường sắt sẽ giúp tăng cường năng lực vận chuyển, giảm chi phí và thu hút đầu tư.

Một số giải pháp Sở Giao thông Vận tải TP.HCM triển khai trong thời gian tới:

- Người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đặc biệt là không lấn trái đường khi dừng chờ đoàn tàu.

- Tiếp tục phối hợp ngành đường sắt để kiểm tra, rà soát thời gian đóng tàu cho phù hợp với quy định, đồng thời tiếp tục bố trí lực lượng điều tiết giao thông trong giờ cao điểm và các dịp Lễ, Tết.

- Trước khi triển khai thi công sửa chữa, duy tu đường sắt tại các vị trí giao nhau với đường bộ trên địa bàn Thành phố, ngành đường sắt phải gửi Thông báo cho Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận/huyện có liên quan về kế hoạch tổ chức thi công, để các đơn vị chức năng của Thành phố tổ chức lực lượng phối hợp, điều tiết giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong suốt quá trình thi công đường sắt.

Thời gian thông báo cần trước thời điểm thi công ít nhất 10 ngày để các đơn vị có kế hoạch chuẩn bị lực lượng; đồng thời nếu có làm thay đổi cao độ so với cao độ đường bộ hiện hữu, ngành đường sắt cần phối hợp với Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh để thỏa thuận trước nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi triển khai thực hiện.

 

 

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Trong bối cảnh hạ tầng chưa đồng bộ, ùn tắc thường xuyên xảy ra, nhiều tài xế, đặc biệt là lái xe khách, container, bị áp lực vì thời gian làm việc giới hạn và lo lắng bị xử phạt, dẫn đến nhiều đơn vị vận tải thiếu hụt lái xe, khó tuyển dụng mới.

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Sở Xây dựng vừa thông báo tổ chức giao thông trên đường vành đai 3 trên cao đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch (giai đoạn 3) để thi công sửa chữa 16 khe co giãn. Thời gian thực hiện từ ngày 12/5/2025 đến ngày 01/7/2025.

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Các bảng thông tin điện tử được lắp đặt tại các nhà chờ xe buýt ở TP.HCM từng mang lại nhiều tiện ích cho hành khách, giúp họ dễ dàng theo dõi lộ trình, thời gian đến của xe và thông tin tuyến đi, góp phần nâng cao trải nghiệm khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được rào chắn tổ chức phục vụ thi công ga ngầm trên đường Trần Hưng Đạo.

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6 tới, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo ngành thuế, việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, 'chỉ 5 phút là xong'.

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Tình trạng dây điện, cáp viễn thông chằng chịt như "mạng nhện" trên không từng là hình ảnh quen thuộc ở nhiều tuyến đường tại TP.HCM, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn không ít nguy cơ về an toàn. Để từng bước giải quyết vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều dự án ngầm hóa hạ tầng.

Tăng giá điện: Áp lực tăng chi phí sinh hoạt và kinh doanh?

Tăng giá điện: Áp lực tăng chi phí sinh hoạt và kinh doanh?

Từ ngày 10/5/2025, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Việc tăng giá bán lẻ điện có thể khiến hóa đơn tiền điện của người dân lập "hat-trick" tăng 3 tháng liên tục. Điện tăng giá liệu các mặt hàng khác có “tát nước theo mưa”?