Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Nâng đường chống ngập, vui hay buồn?

Trọng Nghĩa: Thứ sáu 11/10/2024, 14:31 (GMT+7)

Vừa qua TP.HCM đã quyết định chi hơn 200 tỉ đồng để thực hiện cải tạo, nâng cấp chống ngập tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, Quận 7 TP.HCM.

Khi biết thông tin nhiều người dân vui mừng, phấn khởi tuy nhiên cũng có không ít người lo lắng vì đường nâng cao nhà họ sẽ biến thành ‘hầm’.

Trong khi đó dự án cống ngăn triều chống ngập 10 nghìn tỉ hiện diện ngay phía bờ sông lại thi công ì ạch trong suốt nhiều năm qua khiến người dân không khỏi thắc mắc, liệu nâng đường có phải là giải pháp tốt nhất cho việc chống ngập tại khu vực?

Tuyến đường Trần Xuân Soạn từ lâu được biết đến là ‘rốn ngập’ của thành phố. Với chiều dài hơn 3km bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát và điểm cuối là cầu Rạch Ông, tuyến đường giúp kết nối quận 7 với quận 8 và quận 4 nên có lưu lượng xe khá lớn.

Việc thường xuyên ngập úng do triều cường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao thương cũng như đời sống của người dân bị đảo lộn.

Nhiều người sống tại đường Trần Xuân Soạn thường xuyên phải lội nước do triều cường dân cao

Nhiều người sống tại đường Trần Xuân Soạn thường xuyên phải lội nước do triều cường dân cao

Trước thực trạng trên vừa qua tại kỳ họp HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Trần Xuân Soạn để chống ngập. Khi biết thông tin, nhiều người dân phấn khởi vì tới đây sẽ không còn cảnh lội nước mỗi khi triều cường dân cao:

"Trước đây đoạn đường này đi lại khó khăn người dân cũng bức xúc. Theo em thấy nên đáng làm, bà con ở đây cũng mừng lắm. Hy vọng tới đây thì đường xá sẽ ngon hơn lúc trước nhiều".

Bên cạnh sự phấn khởi, vui mừng là nỗi lo lắng của người dân khi họ e ngại rằng nhà cửa sẽ "biến thành hầm" sau khi đường được nâng cao. Nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ 189, căn nhà bà Nguyễn Thị Hồng lọt thỏm so với mặt đường.

Bà cho rằng, nếu nâng đường thì các con hẻm cũng phải được nâng cao theo, như vậy nền nhà của họ sẽ thấp hơn và biến thành ao mỗi khi mưa hoặc triều cường lên:

"Chưa nâng lên thì nước đã ngập rồi. Nếu nâng được thì phải nâng luôn hẻm mới được, nó mới hợp lý. Mà nâng hẻm thì người dân phải nâng nhà, mà làm nhà lại thì người dân đâu có tiền đâu mà làm lại".

Người dân phải dùng những tấm gỗ để chắn nước tràn vào nhà

Người dân phải dùng những tấm gỗ để chắn nước tràn vào nhà

Trải qua 3 lần nâng nền chống ngập, nhà chị Lưu Thị Xoan giờ đây chỉ cao khoảng 2m, nếu nâng đường thì căn nhà chị phải sửa lại hoàn toàn. Chi phí là nỗi lo lớn nhất của chị lúc này:

"Nhà giờ thấp chủng nếu nâng nhà nữa thì sao mà ở. Người ta khá giả thì có tiền người ta sửa lên, còn mình không có tiền thì mình chịu thôi chứ sao giờ".

Dự án nâng cấp, cải tạo đường Trần Xuân Soạn sẽ có tổng mức đầu tư là 245 tỉ đồng. Quy mô dự án gồm nâng đường theo cao độ quy hoạch 2,1m, chiều dài khoảng 3,3km. Đồng thời, TP.HCM còn dự án làm kè dài khoảng 700m (đối với các đoạn kè hiện hữu chưa có lan can).

Trước những lo lắng của người dân, ông Trần Minh Điện - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận 7 giải thích tuyến đường Trần Xuân Soạn sẽ được nâng cao tùy từng đoạn, không phải nâng 2,1m toàn tuyến.

“Hiện trạng tuyến đường này sẽ đi qua 4 đoạn. Hiện phía bờ kè có đỉnh kè là 2.3m đến 2.6m, thì đường có cao độ là 2.1, như vậy thì chúng ta sẽ nâng lên từ 0.65m đến 2.1m”.

Sau nhiều lần nâng nền, nhà người dân chỉ cao vừa qua khỏi đầu người

Sau nhiều lần nâng nền, nhà người dân chỉ cao vừa qua khỏi đầu người

Việc nâng đường không chỉ giúp chống ngập mà còn cải thiện hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc di chuyển và phát triển kinh tế. Thế nhưng theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Bảo vệ Môi trường Việt Nam cho rằng việc nâng đường chống ngập chỉ là giải pháp tạm thời. Vì cơ bản nâng chỗ này thì nước lại dồn về chỗ khác.

“Có những cái chúng ta làm không theo quy hoạch. Không nên chỗ nào cũng muốn nâng cao bao nhiêu thì nâng. Điều này sẽ dẫn đến việc cứ thấy chỗ nào ngập thì đắp cao lên. Nguyên tắc là nước sẽ chảy chỗ trũng thì đắp chỗ này cao lên thì nước chảy đến chỗ khác”.

Vậy liệu rằng việc nâng đường có phải là giải pháp tốt nhất? trong khi đó đại dự án chống ngập do triều ở TP HCM tổng đầu tư 10.000 tỷ đồng đã trễ hẹn 6 năm qua vẫn chưa biết ngày hoàn thành.

Được biết dự án đến thời điểm này đã hoàn thành hơn 90% nhưng vướng thủ tục thanh toán cho nhà đầu tư nên công trình vẫn chưa thể về đích. Hướng mắt về cống ngăn triều Tân Thuận nằm phơi nắng, chịu mưa nhiều người dân mong mỏi:

"Giờ làm hong làm thì cũng làm ơn xuống tráng cái đường lại".

"Giờ bỏ tiền ra nâng đường mà trong khi đó công trình chống ngập thì nằm trơ trơ ra, không biết khi nào mới hoàn thành".

"Cống này làm xong lâu rồi mà giờ chưa thấy hoạt động gì hết, nằm ì đó hoài, trong khi đường xá, nhà cửa thì ngập lênh láng. chỉ mong công trình sớm hoàn thành để người dân đỡ khổ".

Có thể thấy chính người dân sẽ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quyết định này và vì thế khi đưa ra các giải pháp cần được lắng nghe để đảm bảo rằng giải pháp được áp dụng không chỉ hiệu quả mà còn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.

Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Va chạm tại vòng xoay Phú Hữu, 2 cô gái tử vong

Va chạm tại vòng xoay Phú Hữu, 2 cô gái tử vong

Chuẩn bị vào vòng xoay Phú Hữu, 2 cô gái đi xe máy xảy ra va chạm với xe bồn trộn bê tông khiến cả 2 tử vong tại chỗ.

Ủng hộ bỏ ghi hình CSGT, nhưng mong có kiểm soát chéo

Ủng hộ bỏ ghi hình CSGT, nhưng mong có kiểm soát chéo

Từ 15/11 tới, người dân sẽ không được phép ghi âm, ghi hình CSGT khi đang làm việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Đây là nội dung đáng chú ý trong Thông tư 46/2024 vừa được Bộ Công an ban hành.

Chỉ 18% nước thải đô thị được xử lý

Chỉ 18% nước thải đô thị được xử lý

Hạ tầng cấp thoát nước là tài sản mà chính quyền các cấp phải đặc biệt quan tâm đầu tư; nhưng cũng cần kêu gọi các mô hình PPP vì sử dụng mô hình PPP trong xử lý nước thải rất có hiệu quả ở nhiều địa phương, nên cái này rất cần nhân rộng và phát huy.

Cảnh giác với hành vi giả xe ôm công nghệ xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất

Cảnh giác với hành vi giả xe ôm công nghệ xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất

Theo phản ánh của báo chí, hành khách bước ra khu vực gần nhà giữ xe sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thường gặp một số người giả mạo GrabBike chèo kéo, hét giá cước gấp nhiều lần so với giá cước cuốc xe thực tế.

Hàng không nội địa sẽ thế nào khi có đường sắt cao tốc?

Hàng không nội địa sẽ thế nào khi có đường sắt cao tốc?

Đến năm 2035, một số chặng đầu tiên của đường sắt cao tốc Bắc- Nam sẽ được đưa vào khai thác và theo đánh giá, cự ly dưới 800km ưu thế thuộc về đường sắt tốc độ cao, trong khi cự ly ngắn, chi phí cho việc cất hạ cánh của hàng không sẽ rất cao.

Xử lý vi phạm, phân luồng giao thông trong dịp 70 năm giải phóng Thủ đô

Xử lý vi phạm, phân luồng giao thông trong dịp 70 năm giải phóng Thủ đô

Sáng ngày 10/10 – tròn 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, hàng ngàn người dân đã tập trung tại quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, trung tâm phố cổ và những điểm tổ chức lễ kỷ niệm, khiến tình hình giao thông trở nên đông đúc hơn ngày thường.

Người dân phản ánh việc mua bán vàng miếng ngày càng khó

Người dân phản ánh việc mua bán vàng miếng ngày càng khó

Theo ghi nhận, số lượng điểm mua vàng miếng SJC không nhiều, các tiệm vàng nhỏ cũng không còn giao dịch loại vàng này khiến quy mô thị trường ngày càng thu hẹp.