Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Ba, 22/4/2025
Cung đường thống nhất

Đường Hồ Chí Minh và chuyện tiêu 1.000 tỷ trong 5 năm mới hết

Quách Đồng: Thứ ba 15/04/2025, 06:13 (GMT+7)

Sau ngày đất nước thống nhất, đường Hồ Chí Minh được xây dựng lại thành một trong những con đường rộng rãi, hiện đại. Từ chỗ vốn ghi vài chục tỷ, đến việc được bố trí vốn ban đầu 1.000 tỷ đồng, biến những con đường mòn in dấu chân người, trở thành một trong những trục dọc quan trọng của đất nước.

Tiếp tục mạch chuyện lịch sử Cung đường thống nhất kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, PV VOV Giao thông đối thoại cùng ông Phạm Hồng Sơn, nguyên Giám đốc Ban Hồ Chí Minh để tìm hiểu nguồn gốc của quyết định xây dựng lại con đường huyền thoại này và câu chuyện tiêu 1 nghìn tỷ trong 5 năm mới hết.

Đường Hồ Chí Minh như dải lụa vắt qua đồi núi trùng điệp của dãy Trường Sơn

Đường Hồ Chí Minh như dải lụa vắt qua đồi núi trùng điệp của dãy Trường Sơn

 

PV: Thưa ông, là một trong những người gắn bó với công trình đường Hồ Chí Minh từ những ngày đầu tiên, ông có thể chia sẻ quyết định lịch sử xây dựng con đường này ra đời như thế nào?

Ông Phạm Hồng Sơn: Sau khi kết thúc giai đoạn cuối của việc xây dựng đường dây 500kv Bắc - Nam thì Đảng và Nhà nước đã có chủ trương chuẩn bị xây dựng tuyến đường dọc theo đường dây 500kv. Lúc đầu lấy tên xa lộ Bắc – Nam. Chúng tôi làm công tác chuẩn bị, thật ra lúc đó chúng tôi cứ chuẩn bị dự án thôi, nhưng nguồn vốn thì chưa rõ. Sau đó, cuối năm 1998, Quốc hội họp và quyết định giãn tiến độ của 8 dự án thì một trong 8 dự án đó là công trình xa lộ Bắc – Nam.

Sau đó, bước sang năm 1999, hai trận “đại hồng thủy” ở khu vực miền Trung, lũ lụt cực lớn xảy ra, đèo Hải Vân đứt đôi, còn đường xá thì đường 1 gần như bị ngập băng, tắc hết cả, giao thông bị đình trệ… Sau trận “đại hồng thủy”, Bộ Chính trị mới họp và quyết định khẩn trương làm công trình này, nhưng đổi tên thành đường Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Hồng Sơn, nguyên Giám đốc Ban Hồ Chí Minh

Ông Phạm Hồng Sơn, nguyên Giám đốc Ban Hồ Chí Minh

Lúc đầu quy mô đề ra rất khiêm tốn, tức là những đoạn nào có độ dốc từ 5 - 6% trở lên mới được láng nhựa, còn lại chỉ làm mặt đường đá sỏi thôi. Nếu như chỉ mặt đường cấp phối thiên nhiên, kết hợp với việc nâng cấp những đoạn 5-6% là láng nhựa thì tổng mức đầu tư khoảng 4.800 tỷ đồng. Bây giờ ta thấy nói 4.800 tỷ là bình thường, nhưng lúc đó 4.800 tỷ đã là một con số khủng khiếp. Nhưng sau đó chúng tôi có dự phòng một phương án, nếu thảm bê tông nhựa thì tổng mức đầu tư sẽ là 5.300 tỷ. Sau này khi kết thúc giai đoạn 1, tổng mức đầu tư lên xấp xỉ 12 nghìn tỷ.

Hai nữa là chúng ta bổ sung nhiều lắm, lúc đầu quy mô rất khiêm tốn, nhưng sau đi qua tỉnh nào cũng yêu cầu mở rộng, rồi làm đường hoàn trả. Mặt đường lúc đầu khiêm tốn như thế, chỉ là cấp 4 thôi, nhưng sau này ta mở rộng thành cấp 3, mở rộng mặt đường từ 7m lên đến hơn 8m, có những đoạn đi qua thị trấn, thị tứ, vùng đông dân cư thì mở rộng thành 4 làn xe, có dải phân cách.

Khi đó không phải chúng ta làm theo cách vừa thiết kế vừa thi công đâu, mà chúng ta thiết kế xong đến đâu thì triển khai thi công đến đó, còn dự toán lúc đó đều là tạm duyệt, bởi nếu mà theo quy định mà cân đong đo đếm để duyệt cho kỹ thì tốn nhiều thời gian quá. Anh em thì nằm sẵn trên công trường rồi, chờ đợi rồi, cho nên là mới giao nhiệm vụ cho anh một công địa lớn như thế thì anh mới bắt đầu tập kết nhân lực vật lực, rồi làm lan trại, công trường trên một công địa dài như thế, nhưng mà thiết kế xong đoạn nào thì triển khai thi công trước.

Những ngày đầu bắt tay thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh vô cùng gian nan, vất vả.

Những ngày đầu bắt tay thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh vô cùng gian nan, vất vả.

PV: Như ông đề cập từ đầu, nguồn vốn cho dự án lúc đó rất khó. Vậy câu chuyện đó được giải quyết như thế nào?

Ông Phạm Hồng Sơn: Tôi nhớ giai đoạn đó Chính phủ có chủ trương huy động trái phiếu Chính phủ. Tôi nghĩ trái phiếu Chính phủ này rất hay, hay hơn việc đi vay nước ngoài, vì thực ra tiền bạc trong dân còn phong phú, còn nhiều lắm, sức mạnh trong dân còn rất nhiều. Nên tôi nghĩ trái phiếu Chính phủ này khi cần thì mình huy động. Hai nữa nên có ưu đãi về lãi.

Nhưng cái thứ hai, đến khi triển khai dự án đường Hồ Chí Minh thì quyết định đầu tư rồi, nhưng vốn mới ghi được mấy chục tỷ để làm công tác chuẩn bị thôi, chứ còn vốn là chưa rõ. Sau đó có một anh ở Văn phòng Chính phủ xuống hỏi chúng tôi là: “bây giờ chúng tôi chuẩn bị cho cậu 1 nghìn tỷ, có đủ không? Mình đang mấy chục tỷ mà lên 1 nghìn tỷ thì… em nghe con số anh nói, ngoài sức tưởng tượng. Cái tiền này đặc biệt đến mức năm 2000 tiêu hết có 70 tỷ.

Không có tiền thì lo, nhưng có tiền rồi lại không tiêu được. Mãi đến 2005 mới tiêu hết 1 nghìn tỷ đó. Nhưng qua đó để nói rằng không có những quyết sách mạnh bạo như thế thì để triển khai một dự án, công trình quan trọng quốc gia đó là vô cùng khó khăn.

PV: Theo ông, ý nghĩa nào do công trình đem lại, mà ông thấy tâm đắc nhất?

Ông Phạm Hồng Sơn: Nói đến đường Hồ Chí Minh là gì, còn một mục đích nữa, một ý nghĩa nữa, đó là tri ân. Sau khi có đường Hồ Chí Minh thì đồng bào hai bên đường có cơ hội để giao lưu, giao thương và có cơ hội để phát triển văn hóa xã hội và kinh tế.

Cách đây 4 năm tôi có cơ hội được vào thăm thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thấy vùng đất đấy phát triển dọc hai bên đường, bây giờ người ta đã phấn đấu lên thị xã, từ một huyện nghèo như thế, sau 20 năm, 30 năm đang phấn đấu để lên thị xã. Để thấy rằng xây dựng đường Hồ Chí Minh mang lại hiệu quả vô vùng thiết thực, ý nghĩa vô cùng lớn lao.

PV: Xin cảm ơn ông.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Giá vàng trong nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, chính thức chạm mốc kỷ lục 108 triệu đồng/lượng – mức cao nhất từ trước đến nay. Sau khi đi ngang đầu phiên sáng, thị trường vàng đã nhanh chóng tăng tốc, nối dài chuỗi ngày lập đỉnh trong tuần qua.

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Thời gian gần đây, khu vực Hàm Cá Mập (Hà Nội) đang “gây sốt” trên mạng xã hội, sau khi có thông tin sẽ bị phá dỡ. Việc người dân và du khách chen lấn, tụ tập đông người, thậm chí trèo rào, đứng lên đài phun nước để chụp ảnh có lúc khiến giao thông hỗn loạn, mất ANTT và vệ sinh môi trường.

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có hướng dẫn về lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất).

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Theo Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2024, số lượng thông tin cá nhân bị đánh cắp đã tăng 50%, với hàng chục triệu bản ghi bị rò rỉ. Trong đó, dữ liệu khách hàng bị lộ lọt nhiều nhất, thậm chí có cả thông tin nhận diện khuôn mặt.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Những cung đường từ bắc chí nam không chỉ đưa ta đến những khung cảnh thiên nhiên diễm lệ của núi non hùng vĩ, biển cả bao la, mà còn là chiếc gương phản chiếu tâm hồn người lữ khách.