Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 2): Hiệu quả lớn từ thay đổi nhỏ

Hải Hà: Thứ năm 14/11/2024, 18:04 (GMT+7)

Mỗi ngày có 17 triệu học sinh trên cả nước di chuyển trên quãng đường từ nhà đến trường. Phần lớn khu vực cổng trường hiện nay đều thiếu biển hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc và các cảnh báo an toàn, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm giao thông.

Thực tế, quá trình thí điểm mô hình hạn chế tốc độ qua cổng trường học được triển khai thời gian qua đang cho kết quả rất tích cực, mở ra gợi ý giải pháp tăng cường cải thiện an toàn cho các cổng trường học tại nhiều địa phương trong thời gian tới.

Khu vực cổng trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông, Hà Nội)

Khu vực cổng trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông, Hà Nội)

Theo kết quả nghiên cứu quan sát độc lập của Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloombergs về các yếu tố rủi ro đến an toàn giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội, tỷ lệ chạy quá tốc độ tại Hà Nội đã có xu hướng giảm, từ mức 16% năm 2021 giảm xuống 7% năm 2024.

Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tối thiểu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra, tỷ lệ chạy quá tốc độ qua khu vực qua cổng trường học, bệnh viện, khu vực đông dân cư rất cao, lên tới 60% (thời điểm tháng 3/2024). Các đối tượng vi phạm tốc độ chủ yếu là xe cá nhân với 91%, trong khi xe công nghệ chỉ chiếm 8% và xe dịch vụ 1%.

Thống kê cho thấy, va chạm giao thông là nguyên đứng thứ 2 gây tử vong cho trẻ từ 0-19 tuổi tại Việt Nam. Nhiều học sinh rất lo sợ mỗi khi  phải đi bộ dưới lòng đường hay mỗi khi sang đường sau giờ tan học:

"Mỗi khi tan học cháu rất sợ phải đi qua đường vì đường quá đông. Các phương tiện đi với tốc độ cao mà khu vực cổng trường của cháu chưa có vạch sang đường cho người đi bộ"

"Có mấy anh chị đi xe lao ra, có mấy bạn không chú ý sẽ gây đâm vào. Nên đặt biển hạn chế tốc độ ở khu vực trường học"

"Có mấy cái ô tô hay đi vào đây"

Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh khu vực cổng trường, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan liên quan thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 cụm trường học trên địa bàn thành phố từ cuối năm 2023, gồm: cụm trường Tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông); cụm Trường Mầm non Sài Sơn B, Tiểu học Sài Sơn A, Trung học cơ sở Sài Sơn (huyện Quốc Oai).

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu giai đoạn 2021-2025, do Quỹ Bloomberg tài trợ. Theo đó, Sở GTVT sẽ làm lối đi bộ nổi cho học sinh sang đường có kết cấu bằng bê tông nhựa (asphalt), chiều cao 9cm, được kẻ bằng sơn dẻo nhiệt màu trắng - vàng, có phản quang để tăng khả năng nhận diện.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Trưởng phòng Quản lý Đường sắt đô thị, Sở GTVT Hà Nội cho hay: "Thứ nhất, chúng tôi giảm tốc độ ở khu vực cổng trường học xuống dưới 30km/h để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Thứ hai, tạo điều kiện và cải thiện hạ tầng cho học sinh. Cải thiện đi bộ sẽ giúp giảm nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân.

Thứ ba, sao sắp xếp trật tự ở khu vực cổng trường học như đỗ xe, đưa đón học sinh. Và chúng tôi thực hiện những giải pháp để tổ chức lại giao thông ở các khu vực này để tránh xung đột".

Bà  Kelly Larson, Giám đốc chương trình an toàn giao thông đường bộ, Tổ chức Bloombergs Philanthropies

Bà  Kelly Larson, Giám đốc chương trình an toàn giao thông đường bộ, Tổ chức Bloombergs Philanthropies

Khảo sát tại khu vực cổng trường tiểu học Nguyễn Du sau hơn nửa năm triển khai mô hình cổng trường an toàn, bà Kelly Larson, Giám đốc chương trình an toàn giao thông đường bộ, Tổ chức Bloombergs Philanthropies ghi nhận: "Tôi thấy có sự thay đổi rất lớn ở khu vực cổng trường tiểu học Nguyễn Du, Hà Đông. Về cơ bản có thể thấy những gì cấu thành lên một đường phố an toàn hơn, tốc độ của tất cả các phương tiện qua khu vực này từ 40km xuống còn 30km/h đảm bảo an toàn cho học sinh đi lại. Nếu như mô hình này được nhân rộng, nhiều học sinh ở thành phố hơn sẽ được tham gia giao thông an toàn hơn".

Cô Lê Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Đỉnh không giấu nổi niềm vui khi chứng kiến tình trạng ùn tắc khu vực cụm trường học Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm đã được cơ bản giải quyết, các em học sinh đi lại an toàn hơn: "Theo dự án, trước mỗi cổng trường có các gờ cho người đi bộ hay những cái gờ để qua đường giảm tốc độ, những ngõ xóm thông ra đường chính đều có những gờ để giảm tốc cho người đi đường.

Điều đấy cũng giúp cho các em học sinh được an toàn hơn. Các cổng trường, vỉa hè đều có làn đường dành riêng cho người đi bộ nên các con sẽ có lối đi bộ cũng đảm bảo an toàn cho các cháu. Về cơ bản rất hiệu quả, các thầy cô yên tâm hơn, các con đi an toàn hơn".

Còn ở khu vực trường tiểu học Nguyễn Du, phường Văn Quán, quận Hà Đông, sau khi áp dụng mô hình hạn chế tốc độ qua cổng trường, số lượng học sinh đi bộ tới trường có xu hướng tăng, tình trạng ùn tắc và dừng đỗ lộn xộn đã giảm đáng kể.

Đánh giá chung về hiệu quả mô hình thí điểm, ông Đào Duy Phong, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng: "Qua theo dõi, giám sát của Ban ATGT thành phố, các phương tiện tham gia giao thông đến các cổng trường tiểu học đã được thí điểm đã giảm tốc độ, số lượng người đi xe đạp và đi bộ tăng đáng kể và số lượng những người có nguy cơ tai nạn giao thông, số người đi bộ dưới lòng đường đã giảm đáng kể"

Trước đó, mô hình giảm tốc độ khu vực cổng trường học cũng đã được Quỹ phòng chống Thương vong châu Á với sự hỗ trợ Quỹ Botnar (Thụy Sĩ) và Hiệp hội an toàn đường bộ toàn cầu thực hiện tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai từ năm 2018-2023.

Với Dự án “Giảm tốc độ- Trường học an toàn”, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã vinh dự được Quỹ Bloombergs Philanthropies trao giải Nhất Sáng kiến xuất sắc về an toàn đường bộ toàn cầu cho hạng mục Quản lý tốc độ với dự án cổng trường an toàn.

Với Dự án “Giảm tốc độ- Trường học an toàn”, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã vinh dự được Quỹ Bloombergs Philanthropies trao giải Nhất Sáng kiến xuất sắc về an toàn đường bộ toàn cầu cho hạng mục Quản lý tốc độ với dự án cổng trường an toàn.

Dự án “Giảm tốc độ- Trường học an toàn” đã giúp cải tạo toàn bộ cơ sở hạ tầng khu vực cổng trường tiểu học trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tốc độ tối đa giảm từ 9-13km/h, tốc độ trung bình giảm từ 30km/h xuống 28km/h. Đặc biệt, kết quả đánh giá xếp hạng sao theo Chương trình đánh giá đường bộ quốc tế (iRAP) của các trường có sự cải thiện rõ rệt.

Bà Diễm Hồng, Quản lý Chương trình cấp cao của Tổ chức AIP Foundation cho biết: "Trước khi cải tạo, hạng sao trường học an toàn các trường hầu hết là 1 sao, sau 5 năm triển khai dự án về cổng trường an toàn, hạng sao của các trường đã được nâng lên từ 3-5 sao.

Ngoài ra, hiểu biết về tốc độ giới hạn của người tham gia giao thông qua khu vực cổng trường tăng lên đáng kể. Vi phạm tốc độ qua trường học có đặt biển báo hạn chế tốc độ giảm. Va chạm giao thông trong khu vực các trường dự án giảm từ 34,1% xuống còn 30,4% ở cuối kỳ giai đoạn 1; giảm từ 19,8% trong quý II/2021 xuống còn 2.9 % trong quý II/2022".

 

Nhờ những nỗ lực của chính quyền địa phương và ngành giao thông cải thiện hạ tầng giao thông khu vực cổng trường, vào tháng 6 vừa qua, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã vinh dự được giải Nhất Sáng kiến xuất sắc về an toàn đường bộ toàn cầu cho hạng mục Quản lý tốc độ với dự án cổng trường an toàn, giới hạn tốc độ đi qua khu vực cổng trường xuống dưới 30km/h.

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đánh giá cao hiệu quả các dự án cải tạo an toàn khu vực cổng trường học mà một số địa phương thí điểm thời gian qua, trong đó có giải pháp hạn chế tốc độ: "Kết quả các địa phương thí điểm các chương trình cho thấy đều đạt được kết quả khả quan, mức độ ùn tắc giao thông giảm xuống và mức độ va chạm đối với xe học sinh và phương tiện giao thông ở cổng trường giảm sâu. Đây là tín hiệu tích cực và chúng ta có đầy đủ căn cứ để chúng ta nhân rộng mô hình này trên toàn quốc. Bộ GTVT đã có văn bản hướng dẫn để cho địa phương tham khảo trong việc tổ chức lại giao thông khu vực cổng trường".

Cùng với cải thiện lại cơ sở hạ tầng xung quanh khu vực trường học, nhờ thiết lập những làn đường dành cho xe đạp, đi bộ; bổ sung thêm gờ giảm tốc và biển báo hạn chế tốc độ mà các phương tiện đi qua khu vực cổng trường đã đi chậm hơn, các em học sinh đi lại an toàn hơn.

Song, cũng có những thách thức đặt ra khi áp dụng các mô hình này, xuất phát từ sự nghi ngại giảm tốc độ có thể ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và kinh tế ở đô thị.

Vậy, giảm tốc độ phương tiện cơ giới khu vực cổng trường học bao nhiêu là phù hợp? Các nước trên thế giới đang thực hiện việc này ra sao?  Mời quý vị và các bạn đón xem bài viết tiếp theo để tìm lời đáp cho những câu hỏi này.

 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạnh phúc trong khó khăn

Hạnh phúc trong khó khăn

Có một ngôi trường nằm ở quận đông dân nhất cả nước, học sinh phần lớn là con em gia đình công nhân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng từ đầu năm 2024, ngôi trường này đã được trang bị ti vi thông minh và kết nối internet, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

TP Thủ Đức nói gì về bữa ăn trường học bất ổn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi?

Sau phản ánh của Kênh VOV Giao thông về câu chuyện “quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” tại trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP.HCM, ngay sau đó Kênh VOV GT đã gửi công văn đến UBND TP Thủ Đức để tiếp tục yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề tồn tại ngôi trường này.

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt với hành vi vươt đèn đỏ?

Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, do Bộ Công an soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ ban hành, hành vi vượt đèn đỏ dược đề xuất tăng đáng kể mức phạt.

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

GPMB Vành đai 2 TP.HCM: Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn

Đến nay vẫn còn không ít người tỏ ra băn khoăn, chưa đồng thuận vì mức giá đền bù “chưa sát với thị trường”, các phương án định giá nhà ở đất ở chưa phù hợp hay địa điểm tái định cư còn xa… Các ý kiến này cần được lắng nghe, tiếp thu một cách cầu thị, thấu đáo từ các ngành chức năng.

Những chiếc giỏ xe

Những chiếc giỏ xe

Nếu như trên phố chính, xe đạp chủ yếu phục vụ người đi thể dục, đi chơi, đi làm ở quãng đường ngắn, hoặc chở hoa quả rong…thì trên những đường phố nhỏ hơn, nó là bạn đồng hành đến trường của con trẻ. Nhưng điều thú vị không nằm ở chiếc xe, mà ở những chiếc giỏ xe – những chiếc giỏ lộn ngược.

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Bộ máy nhà nước cần tinh gọn công năng

Câu chuyện thời sự lớn nhất trong những ngày này chính là cuộc cách mạng tinh giản bộ máy theo tinh thần của Tổng bí thư Tô Lâm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Tinh thần đó cần được cụ thể hóa như thế nào?

Quản hoa quả vỉa hè, đồ ăn thức uống khác thì sao?

Quản hoa quả vỉa hè, đồ ăn thức uống khác thì sao?

Như VOV Giao thông đã đề cập, TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây, nhằm xóa bỏ những điểm kinh doanh tự phát tại vỉa hè, lòng đường không đảm bảo an toàn thực phẩm.