Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 1): Tăng tốc độ - giảm an toàn ở cổng trường

Nguyễn Yên: Thứ tư 13/11/2024, 15:48 (GMT+7)

Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, xung quanh các trường học, lượng phương tiện giao thông lớn, di chuyển với tốc độ cao, thậm chí vượt quá tốc độ quy định tạo ra những nguy hiểm “rình rập” nơi cổng trường.

Giảm tốc độ - tăng an toàn cho học sinh là vấn đề trong loạt bài sẽ được VOV Giao thông đề cập nhằm bảo vệ thế hệ tương lai giữa những dòng phương tiện tốc độ cao.

Nhiều phương tiện di chuyển nhanh qua phố Hoàng Quán Chi bởi bình thường tuyến đường này khá vắng

Nhiều phương tiện di chuyển nhanh qua phố Hoàng Quán Chi bởi bình thường tuyến đường này khá vắng

Khác hẳn với nhịp độ giao thông trung bình cả ngày, đến 16h30 chiều, phố Hoàng Quán Chi, quận Cầu Giấy, Hà Nội trở nên tấp nập hơn bởi một đoạn phố ngắn có 3 cổng trường ngay cạnh nhau, cả trường liên cấp và trường mầm non.

Nhiều phụ huynh tại đây lo lắng bởi bất chấp mặt đường nhỏ hẹp, nhiều phương tiện vẫn phóng nhanh, lạng lách, nguy cơ “gây họa” cho các em nhỏ:

“Trẻ con nhao ra chạy thì chắc chắn nhiều nguy hiểm. Ở đây đường vắng nên đi nhanh, trẻ con đi qua đường là đã sợ rồi”

“Đường đi của người ta thì người ta cứ đi thôi mà rất là nhanh, ở đây ùa ra khỏi cổng trường là thấy nguy hiểm, lo lắng lắm vì sơ sẩy một cái là có thể xảy ra tai nạn”.

Vào giờ đến lớp hay lúc tan học, nhiều cổng trường trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ như Tiểu học Dịch Vọng B; Trung học cơ sở Nghĩa Đô; Tiểu học Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám, Chu Văn An....đều rơi vào tình trạng đông đúc, lộn xộn.

Các trường đều nằm ở mặt đường có lưu lượng phương tiện lưu thông lớn; gần khu vực có chợ dân sinh, khu mua sắm, ẩm thực nên càng lộn xộn, phức tạp.

Trong bối cảnh đó, các phụ huynh lo ngại, chỉ một phương tiện đi nhanh, thiếu quan sát thì va chạm, tai nạn rất dễ xảy ra:

“Các em học sinh chưa ý thức được mức độ nguy hiểm như thế nào mà người ta đi vội vàng rất nguy hiểm cho các em học sinh”.

“Chiều này nhất là ô tô là phóng nhanh, nó phi ra là mình ngại lắm, phải đưa con tới tận trường, nó đi vào rồi mới yên tâm được”.

Khu vực cổng trường ở nhiều tuyến phố có nguy cơ mất an toàn giao thông

Khu vực cổng trường ở nhiều tuyến phố có nguy cơ mất an toàn giao thông

Theo một khảo sát mới đây, riêng tại Hà Nội đang còn 152 vị trí cổng trường học có tình trạng ùn tắc và nguy cơ mất an toàn giao thông. Nhiều vụ tai nạn đau lòng đã xảy ra ngay tại khu vực cổng trường học, trong đó có những vụ mà nguyên nhân do phương tiện di chuyển với tốc độ cao:

Mới đây nhất, giữa tháng 10/2024, một bé gái tiểu học tại Cao Bằng tử vong khi chạy qua đường và va chạm với 1 xe máy. Trước đó, vào tháng 3/2023, một nữ sinh lớp 12 tại Quảng Bình khi tan học bị một chiếc xe tải đâm tử vong. Đáng nói là chiếc xe tải có dấu hiệu chạy ẩu, không giảm tốc độ, lấn làn gây ra tai nạn.

Không chỉ phụ huynh có nỗi lo về nguy hiểm ở cổng trường mà các thầy cô cũng luôn trăn trở về nguy cơ mất an toàn khi hàng trăm học sinh của mình túa ra mỗi khi tan học giữa dòng phương tiện đang phóng tốc độ cao.

Thầy giáo Lưu Văn Thông, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, nguy cơ tai nạn xảy đến lớn hơn với các em học sinh tự đi đến trường, trong khi học sinh hiện nay có nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, thời gian tan học có thể lệch nhau nên càng thêm khó cho việc đảm bảo an toàn:

“Cổng trường bây giờ ngoài thời gian cao điểm chính ra thì các khoảng thời gian khác vẫn có học sinh ra vào cổng trường, trường luôn mở cửa để đón hoặc học sinh ra, vì thế nguy cơ không phải trong giờ cao điểm nữa mà nguy cơ có thường trực trong bất cứ thời gian nào, các phương tiện di chuyển qua cổng trường cũng không thể biết chính xác các khung giờ để điều tiết tốc độ”.

Nhiều vụ tai nạn đau lòng đã xảy ra ngay tại khu vực cổng trường học, trong đó có những vụ mà nguyên nhân do phương tiện di chuyển với tốc độ cao.

Nhiều vụ tai nạn đau lòng đã xảy ra ngay tại khu vực cổng trường học, trong đó có những vụ mà nguyên nhân do phương tiện di chuyển với tốc độ cao.

Các chuyên gia an toàn giao thông đã chỉ ra, điều đáng báo động khi tốc độ di chuyển của các phương tiện hiện nay thường xuyên vượt quá giới hạn tốc độ an toàn đối với khu vực trường học. Trong khi gờ giảm tốc và vạch sang đường ở các cổng trường không đủ là biện pháp để các phương tiện giảm tốc độ.

GS.TS Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp trường Đại học Giao thông vận tải dẫn một nghiên cứu của WHO khẳng định, giữa tốc độ và các vụ va chạm giao thông có liên quan chặt chẽ đến nhau. Nếu tăng tốc độ trung bình 1km/h có thể dẫn đến gia tăng 4-5% số vụ tai nạn giao thông. Ngược lại nếu giảm 5% tốc độ bình quân, có thể giảm đến 30% số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Khả năng gây tai nạn tăng cao trong khi cơ hội sống sót giảm đi nếu phương tiện di chuyển với tốc độ cao.

GS.TS Từ Sỹ Sùa nhấn mạnh nguy cơ mất an toàn khi chưa có các biện pháp kiểm soát tốc độ tại các khu vực cần đảm bảo an toàn như cổng trường: “Tốc độ mà không được hạn chế cụ thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khi giảm được tốc độ từ 40km xuống 30km/h chẳng hạn thì tỷ lệ tai nạn giao thông có thể giảm sâu. Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất giảm tốc độ qua các cổng trường học để đảm bảo an toàn”.

Tới nay, chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số vụ tai nạn ở các cổng trường học nhưng thực tế cho thấy, đây là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, đặc biệt khi các phương tiện đi tốc độ cao qua khu vực này. An toàn ở cổng trường học cũng luôn là nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh.

Để tạo nên một môi trường an toàn cho học sinh, rất cần các mô hình kiểm soát tốc độ qua cổng trường học. Kênh VOV Giao thông sẽ đề cập cụ thể về các mô hình này và những hiệu quả mang lại trong các kỳ tiếp theo. 

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.