Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Dọn dẹp vỉa hè, điều gì bề bộn nhất

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 01/04/2023, 12:48 (GMT+7)

Hà Nội đang tiếp tục ra quân lập lại trật tự vỉa hè, với nhiều dấu hiệu quyết liệt trong cách làm lần này, hướng tới mục tiêu: “Dành hè phố cho người đi bộ”.

Vậy, “Dọn dẹp vỉa hè, điều gì bề bộn nhất?” Bề bộn trong lựa chọn các nhiệm vụ ưu tiên, hay còn bề bộn trong quan điểm và cách tiếp cận?

Đón nghe Diễn đàn 91, phát sóng trực tiếp lúc 16h-17h, thứ 7, ngày 01/04/2023 trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM với chủ đề: “Dọn dẹp vỉa hè, điều gì bề bộn nhất"

Với sự tham gia của các khách mời: TS Phùng Đức Tùng - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Mekong và KTS Trần Huy Ánh - Hội viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

 

Nhiều chuyển biến tích cực

Sau 2 giai đoạn đầu của Chiến dịch tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị dần được thiết lập trở lại.

Đơn cử như tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm hàng quán trên các tuyến đường Phúc Diễn, Cổ Nhuế, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2 (quận Nam, Bắc Từ Liêm), phố Phan Kế Bính, phố Đội Cấn, khu vực trường Tiểu học, THCS và THPT Thực Nghiệm (quận Ba Đình) đã có sự chuyển biến tích cực.

Một số người dân phản ánh:

"Khi có chiến dịch vỉa hè này anh thấy quang hẳn luôn. Trước đây ở đây trà đá đầy nhưng giờ không có, nhìn sạch hẳn ra, đỡ hơn nhiều".

"Ở chỗ này thì nhiều hàng quán nước mà, nhiều quán, nhưng mà giờ người ta giải toả người ta nghỉ hết rồi, công an phường họ không cho bán nữa. Ở chỗ này thì thông thoáng hơn".

"Mình thường xuyên thấy mọi người bày ra quán nước, quán đồ ăn vặt lấn chiếm vỉa hè người đi bộ cũng như là ảnh hưởng đến giao thông. Mình cảm thấy khá là khó chịu. Sau khi có chiến dịch dọn dẹp hàng quán mình cảm thấy thông thoáng, dành chỗ cho mình đi thoải mái hơn".

Empty

Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm chỗ đỗ xe ô tô xe máy vẫn diễn ra tại một số khu vực như: Xuân Đỉnh, Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm), Nguyễn Hoàng, Bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) khiến người dân vô cùng bức xúc.

Bà Lê Thị Diên, 78 tuổi phản ánh: "Bây giờ phải từng khu quản lý tổ mình trấn được người buôn bán dọc hè, dọc đường, từ hôm bấy giờ là đỡ nhiều rồi. Bây giờ chỉ còn cái xe ô tô, đường còn hẹp mà xe ô tô đỗ vỉa hè nhiều, sáng dậy là thấy ô tô đầy vỉa hè".

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, phương tiện đỗ lộn xộn cũng xảy ra tại khu vực chợ Lương Định Của hay khu vực cổng Bệnh viện Bạch Mai. Lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý các trường hợp vi phạm.

Đại úy Nguyễn Hoài Nam, tổ cảnh sát trật tự, Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội dẫn chứng: "Trên địa bàn phường Phương Mai là địa bàn đặc thù, khối bệnh viện trung ương rất nhiều. Ở các cổng bệnh viện tình hình trật tự giao thông, đô thị rất phức tạp. Đặc biệt chỗ địa bàn giáp danh giữa Đống Đa và Hai Bà Trưng, chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng thôi là vi phạm lại diễn ra".

Vắng bóng lực lượng chức năng, người dân tái diễn vi phạm lấn chiếm vỉa hè cũng xảy ra trên địa bàn phường Cống Vi, quận Ba Đình. Đơn cử như quán cà phê số 8 Phan Kế Bính, cửa hàng kinh doanh hoa quả số 174 phố Đội Cấn.

Tuy nhiên, lực lượng công an phường Cống Vị kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Đại úy Trịnh Văn Thành, Tổ cảnh sát trật tự Công an phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội dẫn chứng: "Có sự phản ánh của người dân hoặc lực lượng chức năng tuần qua có phát hiện thì công an phường đã mời lên lập biên bản xử lý về lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh".

Empty

Đến nay Ban Chỉ đạo 197 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã xử lý 42 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, phạt hành chính 32 triệu đồng.

Chia sẻ về kế hoạch sắp tới, ông Nguyễn Đức Phúc, Phó chủ tịch UBND phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Ban Chỉ đạo 197 phường Khương Trung xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và lâu dài. Tinh thần là quyết liệt, tuy nhiên vẫn sắp xếp hợp lý để tiểu thương, hộ kinh doanh trên địa bàn phường đảm bảo cuộc sống mưu sinh của họ".

Trước đó, trong cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức vào chiều 28/3, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin về kết quả của đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè: "Sau 15 ngày ra quân, Công an thành phố đã xử lý được 14.252 trường hợp về trật tự an toàn giao thông, phạt tiền 9,7 tỷ đồng và xử lý 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, phạt tiền 2,6 tỷ đồng".

Empty

 

Không thể “ngày một ngày hai”

Ông Trịnh Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho rằng, với điều kiện giao thông tĩnh trên địa bàn quận còn thiếu, nhu cầu gửi phương tiện của người dân và du khách lớn.

Nếu dừng ngay việc không cho phép sử dụng hè phố, lòng đường để trông giữ phương tiện sẽ gây ra sự xáo trộn rất lớn, người dân sẽ dừng, đỗ xe tự phát, không được quản lý.

Việc kinh doanh trên vỉa hè liên quan đến nhu cầu mưu sinh của nhiều người dân trên địa bàn quận nên đối với bài toán dọn dẹp vỉa hè ông Tùng đề xuất:

"Việc giải quyết trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông là một vấn đề xã hội liên quan đến nhiều người dân cho nên phải có lộ trình giải quyết phù hợp, đạt yêu cầu về quản lý trật tự đô thị song tính đến đời sống mưu sinh, an sinh xã hội của người dân hàng ngày, tính đến việc giải quyết công ăn việc làm với những hộ gia đình đang kinh doanh ngoài vỉa hè để mưu sinh".

Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội viên Hội Quy hoạch phát triển đô thị Tp.HCM, có 3 đối tượng cộng sinh không thể tách rời là vỉa hè, xe máy và mặt tiền, tạo thành một cấu trúc mưu sinh của người dân bình thường.

Hiện nay, xe máy là phương tiện cơ bản của người dân Hà Nội và Tp.HCM, việc loại bỏ hoàn toàn việc đỗ xe trên vỉa hè rất khó, theo ông Nguyên, cần xem xét điều kiện thực tế của từng tuyến phố để lựa chọn phương án thích hợp:

"Nhu cầu đỗ xe trên vỉa hè cũng không thể loại bỏ hoàn toàn. Chúng ta phải nghĩ đến vỉa hè đa năng: vừa là chỗ để xe, vừa phục vụ cho hoạt động mưu sinh cho người nghèo, vừa phục vụ cho hoạt động đi bộ. Tôi nghĩ thu phí vỉa hè là hoàn toàn hợp lý. Vỉa hè là không gian công cộng, nên người sử dụng vỉa hè để kiếm sống thì phải trả phí cái đó là công bằng xã hội".

Empty

Ông Đinh Đăng Hải, cán bộ Dự án Thành phố sống tốt của Tổ chức HealthBridge cho rằng, với diện tích vỉa hè hiện có để vừa đáp ứng ưu tiên diện tích cho người đi bộ, lại vừa thỏa mãn được các hoạt động khác thì rất là khó:

"Chính vì vậy chúng ta đặt mục tiêu tổ chức lại vỉa hè làm sao để đảm bảo yêu cầu đi bộ chúng ta, một mặt khác chúng ta cần phải nghĩ đến những phương án để giải quyết các nhu cầu khác xã hội. Trong ngắn hạn, có thể là bố trí thiết kế lại vỉa hè và không gian đỗ xe làm sao cho nó trật tự và hiệu quả.Ví dụ như kẻ các điểm đỗ xe làm sao để không xâm phạm vào phạm vi của người đi bộ".

Th.S Vũ Anh Tuấn, Giảng viên trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, nếu chúng ta chỉ nhìn vào vỉa hè để xử lý vỉa hè thì sẽ không giải quyết được vấn đề. Bởi vì, hiện nay nhu cầu đi bộ còn ít, các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận đang lấn át.

Để giải quyết bài toán vỉa hè, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, trong đó cung cấp không gian đi bộ thuận lợi cho người dân ở điểm đầu, cuối của chuyến đi:

"Dọn dẹp như thế nào điều đó không khó nhưng ý nghĩa, mục đích của việc đó là phải hướng đến cái gì? Đấy là điều quan trọng hơn. Tôi muốn nhấn mạnh, đó là bài toán tích hợp trong phát triển đô thị. Trong đó phát triển giao thông công cộng, dành không gian cho người đi bộ, quản lý, sử dụng các phương tiện, cá nhân một cách hợp lý".

Các chuyên gia cho rằng, vỉa hè có nhiều chức năng phục vụ cho người đi bộ, xe đạp, nơi bố trí hạ tầng kỹ thuật và chức năng phi giao thông như đỗ xe, kết hợp với các hoạt động buôn bán.

Tuy nhiên, chức năng chính của vỉa hè là phục vụ người đi bộ nên đây là chức năng cần được ưu tiên hơn các chức năng khác.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt gấp 6 lần

Xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt gấp 6 lần

Bộ Công an đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó, Ban soạn thảo đã đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt đối với người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.

Mua vàng đã khó, bán cũng chẳng dễ

Mua vàng đã khó, bán cũng chẳng dễ

Theo ghi nhận, nếu như thời điểm giữa năm, nhiều người chen lấn để mua vàng, thì hiện nay, cảnh mua bán vô cùng ảm đạm, thậm chí người dân nếu có nhu cầu bán vàng, các tiệm vàng cũng không dám mua.

TP.HCM: Con đường 2 bên 'ngập tràn' rác thải

TP.HCM: Con đường 2 bên "ngập tràn" rác thải

Bên cạnh Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh) là 1 con đường được xây dựng khang trang có cây xanh lại nằm dọc bờ kênh rạch vô cùng thơ mộng, tuy nhiên con đường này lại đang trở thành nơi để tập kết và chất rác thải chất đống từ 1 bãi rác gần đó.

Tăng mức phạt, có ngăn được vi phạm giao thông?

Tăng mức phạt, có ngăn được vi phạm giao thông?

Bộ Công an đang đề xuất tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT. Theo đề xuất này, có những hành vi được đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần, lên tới 48-52 triệu đồng.

Có nên tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt ứng dụng?

Có nên tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt ứng dụng?

Thời gian gần đây, không ít địa phương tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt phần mềm iHanoi, thậm chí giáo viên chủ nhiệm còn được yêu cầu gọi điện cho phụ huynh để xác nhận việc đã cài đặt phần mềm này và lấy đó làm cơ sở báo cáo chỉ tiêu, số liệu.

Đề xuất làm Quốc lộ 5 trên cao: Sáng kiến hợp lý, tiết kiệm

Đề xuất làm Quốc lộ 5 trên cao: Sáng kiến hợp lý, tiết kiệm

Quốc lộ 5 - Tuyến đường bộ huyết mạch khu vực phía Bắc, nối liền giữa Hà Nội và Hải Phòng dự kiến sẽ có đường trên cao. Đây là đề xuất của Sở GTVT tỉnh Hải Dương nhằm ứng phó với tình trạng mãn tải (lưu lượng xe vượt 6 lần lưu lượng thiết kế), nguy cơ TNGT cao trên Quốc lộ này.

Tăng cường tuyên truyền ATGT trong trường học

Tăng cường tuyên truyền ATGT trong trường học

Theo số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2024, trên toàn địa bàn thành phố đã xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm chết 381 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, số người thương vong ở độ tuổi học sinh là không hề nhỏ.