Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Điệp khúc tắc đường khi vào năm học, các đô thị có thể làm gì?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 10/09/2022, 12:01 (GMT+7)

Từ ngày khai giảng, ùn tắc giao thông gia tăng thấy rõ. Nhiều “điểm nóng” người và xe chật cứng trên đường. Nhiều chuyến đi trong đó là do phụ huynh phải căng mình chở con đi xuyên tâm Thành phố, từ quận nọ sang quận kia mất cả tiếng đồng hồ.

Lẽ nào phải chấp nhận sống chung với ùn tắc, không thể hạn chế tình trạng ùn tắc mỗi dịp tựu trường? Chính quyền các đô thị có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?  

Diễn đàn 91 với chủ đề: “Điệp khúc tắc đường khi vào năm học, các đô thị có thể làm gì?”, phát sóng trực tiếp lúc 16h - 17h (10/9/2022) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM, nghe online trên trang điện tử: vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các khách mời: TS Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT và Kiến trúc sư Đinh Đăng Hải, Cán bộ dự án cấp cao - Chương trình Thành phố Sống tốt - Tổ chức HealthBridge Canada.


Vật vã đường đến trường

 Mặc dù mới bước vào năm học mới được 1 tuần, nhưng anh Nguyễn Tiến Thịnh, ở Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã lăn tăn về quyết định chọn trường trái tuyến khi con gái lên cấp 2. Vốn định cho con học gần nhà để tiện đưa đón, nhưng rồi vợ chồng anh vẫn quyết định cho con học trường điểm của quận Tây Hồ với quãng đường cách nhà gần 8km.

Mỗi buổi sáng, anh Thịnh đều phải rời khỏi nhà trước 7h, nhưng hầu như ngày nào cũng gặp cảnh ùn tắc. "Tiện đâu để đấy, để vỉa hè thì người đi trên vỉa hè phải tràn xuống đường là tắc đường. Quá lộn xộn, các loại xe lộn xộn, ô tô xe máy tùm lum luôn. Còn giờ tan tầm thì 10 ngày tắc 10 chả ngày nào là không tắc". 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cùng chung cảnh ngộ phải đưa đón con hàng ngày với quãng đường khá xa, chị Phạm Hồng Thương, ở Hà Đông (Hà Nội) cũng chọn cho con học tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Con mới bước vào cấp 2, không yên tâm cho con đi xe đạp hay xe buýt nên vợ chồng chị thay phiên đưa đón con đi học: "Công ty mình khá xa nên phải đưa con đi học sớm. Thường cũng khá là tắc nên đưa bé đi học rất mất thời gian".

Những ngày vừa qua, dù các lực lượng chức năng đồng loạt tăng cường lực lượng tại các điểm thường xuyên diễn ra ùn tắc, song tình trạng ùn ứ không được cải thiện nhiều. Nhiều người tham gia giao thông đã cảm nhận rõ áp lực giao thông tăng lên sau ngày khai giảng năm học mới:

"Có công an phường với lại trật tự thì đỡ nhiều hơn chứ không có công tan thì tắc không đi được".  

"Ngày thường thứ 2, thứ 3 đến thứ 6 là 3 cái cổng trường tầm 4 rưỡi - 5 giờ đông lắm. Hai cái cổng trường là tắc đường lắm. Rất là khó khăn đi lại". 

Tuy vậy, cũng nhiều phụ huynh sẵn sàng đưa đón con đi học hàng ngày, vì xác định sự nghiệp học hành của con là quan trọng nhất:

"Quãng đường thì không phải xa, tuy nhiên đường thì rất đông, nhất là giai đoạn này tại khu vực nhà tôi đang ở bên Times City thì hạ tầng giao thông đang làm ngay trước cửa nên khu vực đấy thường bị tắc đường, nhất là khu vực cổng trường".

"Nhiều hôm cũng rất ngại, nhưng vì việc học tập của con nên cũng đành vậy. Vất vả nhất là những ngày mưa gió hoặc con học sớm, tan sớm, phải bỏ dở việc để bố trí thời gian đưa đón con cho kịp giờ".

Chia sẻ với phụ huynh, cô giáo Đỗ Bích Ngọc, giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai cũng nhận thấy, việc đưa đón con đi học rất vất vả. Có trường hợp đưa con gần đến trường, con vẫn không kịp giờ vào lớp vì bị tắc trước cổng trường:

"Rất nhiều phụ huynh thấy cáu gắt khi buổi sáng đưa con đến trường đã phải gặp cảnh tắc đường. Nhà trường đã đưa ra giải pháp vận động phụ huynh đưa con dừng cách cổng trường từ 10-15m, nhà trường đã bố trí các bảo vệ, lao đông, các thầy cô giáo ra ngoài khu vực cổng trường hỗ trợ bố mẹ. Như vậy sẽ giảm thiểu được tình trạng ùn tắc trước cổng trường".

Nhiều ngành vào cuộc, tắc vẫn hoàn tắc

Thiếu tà Trần Quang Chinh, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, trên địa bàn có nhiều trường học như: Dịch Vọng Hậu, Nghĩa Tân, Nguyễn Khánh Toàn… với số lượng học sinh khá đông. Do vậy, vào các giờ cao điểm, tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra, nhất là những khu vực có trường học. Hầu như ngày nào cũng có lực lượng công an, lực lượng tự quản của phường và lực lượng CSGT tăng cường chốt trực, phần luồng, giảm thiểu tình trạng ùn tắc.

"Ngoài việc phối hợp cùng các nhà trường có những tiết giáo dục về tham gia giao thông thì cũng phối hợp cùng các nhà trường đảm bảo TTATGT trên tuyến đường. Ngoài ra, phối hợp cùng các lực lượng chức năng của phường để đảm bảo cho trên dọc tuyến đường thông suốt, không có ùn ứ", Thiếu tá Trần Quang Chinh cho biết thêm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đại diện lãnh đạo UBND quận Đống Đa cũng cho biết, do mật độ dân số đông, lên đến gần 40 vạn người, nên tình trạng ùn ứ thường xuyên diễn ra, đặc biệt là tại các khu vực cổng trường học thuộc khu vực đường Vũ Ngọc Phan, Khương Thượng, Nguyên Hồng… Chính quyền quận Đống Đa đã giao cho các cơ quan như: Thanh tra giao thông, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường tăng cường kiểm tra, rà soát, điều tiết, hướng dẫn giao thông, song trên địa bàn vẫn có khoảng 30 điểm ùn ứ:

"Quận đã yêu các Ban 197 các phường tăng cường xử lý, lực lượng thanh tra giao thông phân luồng, phân tuyến vào các giờ cao điểm. Ngày nào bên thanh tra giao thông, công an, cảnh sát trật tự của quận và phường cũng đều phải xử lý, tổ chức phân luồng, phân tuyến để cho đảm bảo giảm thiểu ùn tắc".   

Về phía Thành phố, theo Sở GTVT Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Sở GTVT đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phân luồng, phân tuyến để đảm bảo ATGT khi thi công các công trình trọng điểm. Từ đầu năm đến nay, Sở GTVT cũng xử lý được 3 điểm ùn tắc tại Ngã tư Linh Đường – Nguyễn Hữu Thọ, cầu Thường Tín trên Quốc lộ 1; Nút giao Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh. Đồng thời đang tập trung xử lý các điểm: ngã ba Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh, Lối lên đường Vành đai 3 trên cao từ Đại lộ Thăng Long; nút giao Bạch Mai – Trương Định…

Thiếu tá Đào Việt Long, Phó trưởng Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, tình trạng ùn tắc sau ngày khai giảng năm nay còn nghiêm trọng hơn các năm trước, cùng với một số công trình trọng điểm đang thi công cũng ảnh hưởng đến việc đi lại. Hiện công an TP đang thực hiện các kế hoạch đảm bảo TTATGT của Bộ Công an, cũng như của Công an Thành phố trong việc đảm bảo ATGT dịp nghỉ lễ 2/9 và đầu năm học mới:

"Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội phối hợp với ngành giáo dục để tổ chức tuyên truyền, giáo dục văn hóa và kỹ năng tham gia giao thông và tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về ATGT giữa nhà trường, gia dình và học sinh. Phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để đảm bảo ATGT tại các khu vực cổng trường học và triển khai mô hình cổng trường an toàn ở một số trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, từ đó tham mưu cho Công an Thành phố cũng như Ủy ban để nhân rộng mô hình này". 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.