Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Bỏ đèn đếm ngược, vì sao nhiều tranh cãi?

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 18/07/2024, 09:52 (GMT+7)

Bỏ đèn đếm ngược để giao thông an toàn hơn, thông minh hơn, nhưng vì sao nhiều tranh cãi, đến mức, việc thí điểm phải tạm dừng chỉ sau một thời gian ngắn, hoặc vừa đề xuất đã phải tính lên phương án điều chỉnh ngay?

Người tham gia giao thông chưa sẵn sàng, hay có sự xung đột nào, giữa mục tiêu bỏ đèn đếm ngược với thực tế giao thông?

Đón nghe, Diễn đàn 91, 12h30 thứ Năm (18/7) với chủ đề “Bỏ đèn đếm ngược: Vì sao nhiều tranh cãi?”, trực tiếp trên FM91 và vovgiaothong.vn.

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: TS Đào Huy Hoàng, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và TS Lê Xuân Trường, Khoa Vận tải kinh tế, Đại học GTVT

 

Thí điểm nơi nào, nơi ấy nổi lên tranh luận 

Đầu tháng 7 vừa qua, TP.HCM đã tiến hành lắp đặt và thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại giao lộ Tố Hữu- Mai Chí Thọ. Theo đó, tại cụm đèn này, đèn đỏ sẽ bỏ hoàn toàn giây đếm lùi, còn đèn xanh và đèn vàng có bộ đếm lùi như trước đây.

Việc thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược này ngay lập tức làm dấy lên cuộc tranh luận trong nhân dân. Phía mong muốn giữ lại bộ đèn đếm ngược cho rằng đây là một phát minh rất hữu ích, tạo cảm giác an toàn cho người tham gia giao thông; có đồng hồ đếm ngược, người tham gia giao thông sẽ yên tâm lái xe qua nút giao mà không phải thấp thỏm dán mắt vào trụ đèn để canh xem đèn có chuyển qua vàng hay không...

Ngược lại, phía ủng hộ bỏ đèn đếm ngược lại cho rằng, như thế người tham gia giao thông mới chủ động hơn trong việc dừng lại. Bởi nếu ở pha đèn đỏ còn khoảng 3-4 giây chuyển sang đèn xanh thì thường họ hay vượt qua, rất dễ xảy ra tai nạn khi hướng pha đèn xanh vẫn còn...

Việc bỏ đếm ngược đèn tín hiệu giao thông đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh minh họa

Việc bỏ đếm ngược đèn tín hiệu giao thông đang gây nhiều tranh cãi - Ảnh minh họa

Ngay cả các chuyên gia giao thông cũng còn nhiều tranh luận xung quanh việc bỏ hay giữ bộ đèn đếm ngược.

Ủng hộ phương án bỏ đèn đếm ngược, TS Trần Tuấn Anh, Trưởng khoa Môi trường và An toàn giao thông, Trường Đại học GTVT cho rằng, hầu hết các nước tiên tiến đều không áp dụng đồng hồ đếm ngược bởi điều này làm thay đổi thói quen của người tham gia giao thông khi đến ngã tư, nút giao: “Nguyên tắc khi vào ngã tư dù xanh hay đỏ thì anh cũng đều phải giảm tốc độ, cái đấy trong Luật đã quy định. Nhưng vì mình có đồng hồ đếm ngược cho nên đã thay đổi thói quen, tức là vào ngã tư người ta còn tăng tốc độ, bởi vì người ta biết chỉ còn mấy giây xanh".

Tuy vậy, Thạc sĩ Lê Văn Đạt, Viện Chiến lược và phát triển GTVT lại ủng hộ phương án giữ lại bộ đèn đếm ngược với lý do người tham gia giao thông hoàn toàn chủ động trong việc dừng lại hay tiếp tục đi khi đến nút giao: "Có đèn đây tốt mà. Nó tạo ra tâm lý là người ta biết trước được. Chứ như nhiều nút giao chẳng hạn như lên đến chín mấy giây mà không có đèn đếm ngược đôi khi người ta lại tưởng đèn hỏng, người ta lại vượt lên thì không hay lắm. Nên việc cung cấp thông tin như vậy nó rất tốt"

Trước đó, tháng 4/2024, tại Hà Nội, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Xuân La – Võ Chí Công và Nguyễn Hoàng Tôn – Võ Chí Công. Việc thí điểm này cũng gây ra nhiều tranh luận cho người tham gia giao thông vào thời điểm đó. Một số ý kiến cho rằng bỏ bộ đèn đếm ngược sẽ tốt hơn cho người tham gia giao thông. Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến ủng hộ phương án giữ lại đèn đếm ngược:

"Nguyên tắc đến đèn xanh, đèn đỏ, anh nhìn thấy đèn của anh màu gì thì anh mới được đi, không nên cho người ta biết trước được để người ta tự xử lý. Các nước không nước nào người ta dùng đèn đếm ngược cả

"Cái việc bố trí đèn đếm ngược hay không đếm ngược là liên quan đến tâm lý của người điều khiển giao thông thôi. Vì vậy hãy cân nhắc cho kỹ cần hay không cần"

"Có số giây thì việc lưu thông của mình là chủ động được để phanh, còn không có số giây thì rất khó khăn cho anh em lái xe"

"Người đi xe phải tự ý thức, đến đèn vàng là anh phải giảm tốc độ rồi, đến đèn đỏ là anh phải dừng ngay tại chỗ chứ không phải chờ đến lúc đấy nữa. Em rất thích phải có đồng hồ đếm ngược"

"Nó góp phần vào an toàn, vì tôi kiểm soát được tốc độ và dừng đèn đỏ và biết được việc đi tiếp vì biết còn số giây đèn xanh"

Áp dụng đèn đếm ngược, dựa vào đặc điểm nút giao

Không có một công thức chung cho việc sử dụng đồng hồ đếm ngược ở các đô thị trên thế giới, TS Phan Lê Bình, Phó đại diện Văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản khẳng định. Hiện đèn giao thông đếm ngược được sử dụng trong tổ chức giao thông tại khoảng 20 quốc gia nhưng cách thức triển khai khác hẳn tại Việt Nam:

"Họ chỉ áp dụng hạn chế ở một vài vị trí mà thôi, hiếm có quốc gia nào lắp đèn có đếm ngược thời gian xong lại bỏ mà họ làm ngược lại là như ở Nhật từ 20-30 năm trước hầu hết đều không có đèn đếm ngược, sau đó xem xét ở vị trí cần thiết họ đưa vào đèn có đếm ngược thời gian. Tùy theo vị trí và phụ thuộc vào cách làm, có những vị trí hoàn toàn không cần đèn đếm ngược như các nút giao có vị trí nhỏ trong nội đô, mỗi chu kỳ đèn khoảng 30 giây; còn những nút giao lớn, chúng ta có thể cân nhắc việc kết hợp đèn có đếm giây và không đếm".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PGS TS Vũ Anh Tuấn – Giám đốc trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải trường đại học Việt Đức thông tin, qua thực tế sử dụng đồng hồ đếm ngược ở nhiều quốc gia có tình trạng người tham gia giao thông thấy trước đèn đỏ nên cố gắng tăng ga để vượt qua nút giao, làm gia tăng các hành vi không an toàn, dẫn đến tỷ lệ tai nạn giao thông tại các nút giao có hệ thống đếm lùi tăng cao hơn các nút giao không có hệ thống này:

"Cách đây hơn 10 năm tại Đài Loan, đã có 1 nghiên cứu tại hơn 200 nút giao sau nhiều tháng quan sát đánh giá trước và sau khi bỏ hệ thống đếm lùi, và phát hiện đưa ra là những nút giao có hệ thống đếm ngược thì tỷ lệ tai nạn va chạm tăng khoảng 20% so với nút giao không có hệ thống đếm ngược. Các phát hiện tương tự như vậy cũng được tìm thấy tại các quốc gia Châu Á khác như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc…và các quốc gia này cũng đã bỏ hệ thống đếm lùi từ khá lâu rồi.

TS Dương Như Hùng, Đại học Bách khoa TP.HCM cũng nhấn mạnh, nhiều thành phố ở các nước phát triển đã không sử dụng đèn giao thông đếm ngược. Nhưng đặc thù giao thông ở mỗi nơi khác nhau, nên việc các đô thị ở nước ta có bố trí đèn đếm ngược hay không cần có nghiên cứu và tính toán cụ thể:

"Tôi thấy chưa có thông tin, chưa có phân tích khu vực đó giao thông thế nào, tình trạng ra sao, sau khi thay đổi đèn thì tác động ra sao. Chúng ta phải phân tích, đánh giá điều kiện tại Việt Nam, văn hóa giao thông, đặc thù, tình trạng giao thông rồi mới thay đổi đèn ở khu vực đó, rồi sau đó có đánh giá chung ở cả thành phố thì nút giao thông nào nên thay, nút giao thông nào cần giữ nguyên hiện trạng"

Còn theo PGS.TS Doãn Minh Tâm, chuyên gia giao thông, chúng ta đã áp dụng đèn đếm ngược ở các nút giao thông hơn 20 năm nay, trong khi đã đến lúc các đô thị lớn ở nước ta cần áp dụng giải pháp giao thông thông minh để điều tiết giao thông thì cần đặt ra vấn đề giữ hay bỏ đèn đếm ngược với các điều kiện phù hợp:

"Ở các thành phố hiện đại trên thế giới thì người ta không dùng đèn đếm ngược nhưng ở các quốc gia và thành phố vẫn giữ nguyên chu kỳ đèn trong ngày thì các thành phố, từng thành phố đề xuất bỏ đèn đếm ngược phải căn cứ vào cơ sở khoa học và ứng dụng công nghệ mới tại các nút giao thông. Nếu là nút có ứng dụng cảm ứng để thay đổi chu kỳ đèn thì hãy bỏ còn vẫn là chu kỳ đèn thì vẫn nên duy trì"

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân

Giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định hiện nay, người nộp thuế được giảm hoặc miễn thuế thu nhập cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện về giảm trừ gia cảnh.