Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Để đam mê tốc độ không thành nỗi lo của cộng đồng

Minh Hiếu: Chủ nhật 19/03/2023, 14:17 (GMT+7)

Khi Thông tư 38 được Bộ GTVT ban hành, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ mất an toàn có thể gia tăng khi mở rộng đối tượng được cấp GPLX hạng A2.

Tuy nhiên, việc tiếp tục hạn chế, cấm đoán là không phù hợp với xu thế phát triển, và giải pháp khắc phục những bất cập hiện nay để đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Dù số người sở hữu và sử dụng xe mô tô phân khối lớn ngày càng tăng, nhưng cách “nhìn” của nhà quản lý với loại phương tiện này gần như không đổi trong cả chục năm qua.

Mô tô phân khối lớn được quản lý gần như mô tô thông thường, từ các quy định, chế tài xử phạt đến tổ chức giao thông, chỉ có khác biệt về biển kiểm soát phương tiện và quy định về người lái, với GPLX hạng A2 dành cho người điều khiển xe mô tô trên 175cm3.

Tuy nhiên, điều kiện được cấp bằng A2 lại khá đơn giản, chỉ cần đủ 18 tuổi và có giấy chứng nhận sức khỏe. Còn kỹ năng trong phần thi thực hành vốn đã được các chuyên gia chỉ ra là có nhiều thiếu hụt so với giao thông thực tế.

Trong khi nhà quản lý dường như “gom” các loại phương tiện mô tô vào cùng một “rổ”, thì người sử dụng lại thuộc hai nhóm khác nhau. Đa phần người đi mô tô thông thường coi nó như một phương tiện tham gia giao thông, còn người đi mô tô phân khối lớn lại muốn thỏa mãn đam mê về sức mạnh, tốc độ.

Và khi tốc độ bị giới hạn ở mức 50 - 60km/h cùng nhiều quy định chung khác của xe mô tô, thì việc người điều khiển mô tô phân khối lớn tìm cảm giác “mạnh”, vi phạm giao thông dẫn đến tai nạn dường như là hệ quả khó tránh, nhất là khi hiểu biết và ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.

Vì vậy, vai trò quản lý của các cơ quan có thẩm quyền cần được tăng cường đề vừa đảm bảo an toàn cho cộng đồng, vừa đáp ứng nhu cầu của những người yêu mô tô phân khối lớn.

Việc người điều khiển mô tô phân khối lớn tìm cảm giác “mạnh”, vi phạm giao thông dẫn đến tai nạn dường như là hệ quả khó tránh, nhất là khi hiểu biết và ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân chưa cao (Ảnh minh họa: Autopro)

Việc người điều khiển mô tô phân khối lớn tìm cảm giác “mạnh”, vi phạm giao thông dẫn đến tai nạn dường như là hệ quả khó tránh, nhất là khi hiểu biết và ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân chưa cao (Ảnh minh họa: Autopro)

Đầu tiên, cần siết chặt, nâng cao công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX hạng A2, nhấn mạnh nguyên tắc: học thực chất, thi thực chất. Với loại phương tiện có thể đạt tốc độ tới hàng trăm km/h thì yêu cầu về sức khỏe, kiến thức, ý thức và kỹ năng của người lái đương nhiên phải khắt khe hơn nhiều so với mô tô thông thường.

Quy định của pháp luật, đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm với người điều khiển mô tô phân khối lớn cũng cần được tăng nặng và chặt chẽ hơn. Song song với đó, công tác tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm cũng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để tạo sức răn đe.

Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố then chốt, bởi lực lượng chức năng không đủ để bố trí mọi lúc mọi nơi, và việc xử lý trực tiếp tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định với người thực thi công vụ.

Để làm được điều này, cần chấn chỉnh công tác quản lý phương tiện, ngăn chặn việc mua bán trao tay nhiều lần, không xác định được chủ sở hữu; đồng thời, có lộ trình thực hiện yêu cầu kiểm định bắt buộc với tất cả phương tiện mô tô để việc phạt “nguội” thực sự phát huy tác dụng.

Về tổ chức giao thông, việc bố trí hạ tầng riêng cho xe mô tô phân khối lớn là bất khả thi ở các đô thị hiện nay.

Tuy nhiên, với các tuyến đường cao tốc, các nhà quản lý có thể xem xét dành làn đường cho loại phương tiện này trong tương lai, trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn, và chỉ triển khai khi đảm bảo đầy đủ điều kiện.

Cần mở rộng những giải đua xe, hay biểu diễn mô tô nghệ thuật hợp pháp, chuyên nghiệp, quy mô lớn cho nhiều đối tượng tham gia, để các “quái xế” có “đất dụng võ” và không biến đường phố thành “trò chơi tử thần” (Ảnh minh họa: Tinh tế)

Cần mở rộng những giải đua xe, hay biểu diễn mô tô nghệ thuật hợp pháp, chuyên nghiệp, quy mô lớn cho nhiều đối tượng tham gia, để các “quái xế” có “đất dụng võ” và không biến đường phố thành “trò chơi tử thần” (Ảnh minh họa: Tinh tế)

Và để mô tô phân khối lớn có thể đi vào đường cao tốc như một số nước phát triển thì trước hết, người lái cần có ý thức và kỹ năng như ở các nước tiên tiến.

Để làm được điều này thì cần những cách tuyên truyền mới, đặc biệt với nhóm người trẻ tuổi, muốn khẳng định bản thân, thì phương pháp giáo dục khô khan, giáo điều sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.

Đây là lúc phát huy vai trò của các CLB, tổ chức đoàn thanh niên tại các trường học hay địa phương, dưới sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp và ban ngành quản lý giao thông, cùng nguồn hỗ trợ xã hội hóa.

Những buổi tập huấn kỹ năng, chia sẻ kiến thức về mô tô nói chung và mô tô phân khối lớn nói riêng nên được xây dựng thành những sân chơi hấp dẫn, miễn phí để thu hút giới trẻ, tần suất thường xuyên để “mưa dần thấm lâu”.

Bên cạnh đó cũng cần mở rộng những giải đua xe, hay biểu diễn mô tô nghệ thuật hợp pháp, chuyên nghiệp, quy mô lớn cho nhiều đối tượng tham gia, để các “quái xế” có “đất dụng võ” và không biến đường phố thành “trò chơi tử thần”.

Ý kiến của bạn
Vì sao đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên CCCD?

Vì sao đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên CCCD?

Như VOV Giao thông đã thông tin, Bộ Công an đang soạn thảo dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật lần này, Bộ Công an đề xuất nhiều điểm mới nổi bật, trong đó có việc bỏ vân tay, thông tin quê quán trên bề mặt thẻ căn cước công dân.

Nếu học sinh có một lựa chọn hành xử khác thay vì giơ điện thoại lên

Nếu học sinh có một lựa chọn hành xử khác thay vì giơ điện thoại lên

Vụ việc cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng bị quay clip tung lên mạng đã may mắn kết thúc bằng một cái ôm. Tuy nhiên, câu chuyện để lại nhiều suy nghĩ, và nhà báo Phạm Gia Hiền chia sẻ với VOVGT.

Cao tốc Nha Trang sẽ kịp vận hành kỹ thuật vào tháng 6

Cao tốc Nha Trang sẽ kịp vận hành kỹ thuật vào tháng 6

Cao tốc Nha Trang-Cam Lâm là một trong 3 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017-2020) được đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư).Hiện dự án đang triển khai nước rút để vận hành kỹ thuật vào tháng 6, tiến tới đưa vào khai thác tháng 9/2023, vượt tiến độ 3 tháng.

Không muốn quay đầu, làm ngơ biển cấm và CSGT

Không muốn quay đầu, làm ngơ biển cấm và CSGT

Ghi nhận thực tế tại nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn vào sáng thứ Hai (27/3) sau khi thí điểm điều chỉnh giao thông, mặc dù đã giảm ùn tắc cho khu vực này. Song, việc người dân không chấp hành hiệu lệnh, hay cố tình vi phạm đã khiến tình hình giao thông trở nên hỗn loạn...

Muôn vẻ tạo dáng chụp ảnh bên Hồ Gươm

Muôn vẻ tạo dáng chụp ảnh bên Hồ Gươm

Hồ Gươm, không chỉ là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi đến Hà Nội, mà rất nhiều người dân Thủ đô cũng thường xuyên chọn nơi này để lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm với bạn bè, người thân, hoặc chụp ảnh cưới...

Bổ sung 2 dự án cao tốc vào danh mục công trình trọng điểm ngành giao thông

Bổ sung 2 dự án cao tốc vào danh mục công trình trọng điểm ngành giao thông

Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình số 2891/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục dự án và thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Giờ Trái đất 2023: Không dừng lại ở hành động tắt đèn

Giờ Trái đất 2023: Không dừng lại ở hành động tắt đèn

Tối 25/3, tại Nhà văn hoá Thanh niên TP.HCM diễn ra sự kiện hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất - Chiến dịch môi trường lớn nhất hành tinh. Sự kiện có sự tham gia của Lãnh đạo Ban Dân vận Thành uỷ, Sở Công thương, Đại sứ của Chiến dịch cùng các Hoa hậu, KOLs, văn nghệ sĩ và các bạn trẻ.