Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Chỉ được nhận 5 học viên/ khóa, thầy dạy lái sống bằng gì?

Quách Đồng - Kiều Tuyết: Thứ ba 03/09/2024, 06:18 (GMT+7)

Theo quy định, mỗi giáo viên dạy lái chỉ được nhận 5 học viên/ khóa. Trong khi mỗi khóa học kéo dài khoảng 3 tháng, khiến nhiều thời điểm giáo viên dạy lái... không có gì để làm. Để khắc phục tình trạng này, một số giáo viên phải tìm cách lách luật, để nhận thêm học viên.

Vậy có cần khống chế số lượng học viên với giáo viên dạy lái? Cần khắc phục tình trạng này ra sao?

 

 

Theo quy định hiện hành, mỗi giáo viên dạy lái chỉ được nhận 5 học viên/khóa. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Theo quy định hiện hành, mỗi giáo viên dạy lái chỉ được nhận 5 học viên/khóa. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Anh Chu Văn Tuyến - một giáo viên dạy lái xe hơn chục năm cho rằng, với quy đinh mới đây về việc mỗi xe tập lái chỉ được có không quá 5 học viên, thu nhập cho giáo viên không đảm bảo cuộc sống, bởi với mỗi hồ sơ, giáo viên thu 15-16 triệu, nộp cho trung tâm đào tạo 5,5 triệu, ngoài ra còn tiền xăng xe, bảo dưỡng phương tiện, bình quân mỗi hồ sơ học lái xe, giáo viên chỉ thu được khoảng 5-6 triệu đồng:

"Một khóa là 3 tháng, mà được 5 người thì hơi ít. Quy định này nó bị cứng nhắc, bởi với sức đi dạy một ngày khoảng 8 tiếng, thì chỉ làm hết công suất một nửa. Còn thực tế đều có giáo viên phụ hết, có người có 2-3 giáo viên phụ để lấy số lượng học sinh", anh Tuyến cho biết.

Còn anh Bùi Long Khánh, Trung tâm đào tạo lái xe Đông Đô (Bắc Ninh) nhận định nhiều thời điểm không đủ 5 học viên/khóa, song quy định cứng như vậy cũng khiến giáo viên bị làm khó: "Em thì dạy ít thôi, nhưng quy định như vậy cũng hơi ít, bởi bình thường cũng có người nhận được nhiều hơn nhưng 5 người/khóa thì mỗi tháng bình quân được 10 triệu, trừ chi phí xăng dầu, sửa xe là hết".

Anh Nguyễn Văn Mạnh, Trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng (Hà Nội) cũng bày tỏ, việc khống chế số lượng học viên/khóa khiến nhiều giáo viên tìm cách lách luật, mượn suất của thầy khác để dạy, để vào khóa: "Một khóa 3 tháng thì một giáo viên được phép nhận 5 hồ sơ học viên vào khóa. Tuy nhiên có những thầy giáo chỉ có 1-2 bộ hồ sơ thôi, thậm chí chả có bộ hồ nào thì trung tâm họ vẫn đầu xe đấy, giáo viên đấy họ mượn tên vào, họ có thêm lưu lượng vào khóa để mở lớp. Cái đấy là trên thực tế đang lách luật".

Ảnh minh họa GTVT.

Ảnh minh họa GTVT.

Về phía các trung tâm đào tạo lái xe, việc quy định số lượng học viên/xe tập lái cũng khiến các đơn vị này bị áp lực về số giáo viên dạy lái, số xe tập lái.

Ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Trung tâm Sát hạch và cấp giấy phép lái xe ôtô Đức Thịnh (Hà Nội) việc quy định số lượng học viên mỗi khóa của giáo viên, của xe tập lái khiến các trung tâm đào tạo cũng phải bổ sung giáo viên và xe tập lái, dẫn đến lãng phí: "Trong 3 tháng mà chỉ có 84 giờ/học viên, tức là 3 tháng với 5 người chỉ tương đương 400 giờ. Mỗi tháng bình quân 130 giờ, thấp hơn nhiều so với quy định. Còn chúng tôi có áp lực vì phải có nhiều giáo viên hơn".

Dẫn chứng từ đơn vị mình, ông Lại Thế Chất, Giám đốc Công ty Cổ phần Thành Đạt- đơn vị sở hữu trung tâm đào tạo lái xe ô tô Thành Đạt cho hay, mỗi giáo viên dạy trong sa hình, cả thực hành trên hiện trường, mỗi khóa có thể dạy từ 15-18 học viên. Với số học viên tối đa của mỗi khóa theo quy định là 1.000, thì đơn vị chỉ cần 60 xe, 60 giáo viên là có thể dạy đầy đủ, nghiêm chỉnh, nhưng vì khống chế 5 học viên/khóa, khiến giáo viên thì không sống được, trung tâm dạy lái phải chống chế:

"Chúng tôi mong muốn, nhà nước quy định tính trên đầu xe, số giáo viên để cấp lưu lượng cho trung tâm thôi. Còn việc dạy, ví dụ tôi có 100 học viên thì tương đương 20 đầu xe, 20 giáo viên, thì chỉ cần báo lên Sở Giao thông danh sách từng đấy học viên học trên 20 phương tiện ấy và 20 giáo viên ấy, còn tùy người ta dạy, miễn là đúng xe của trung tâm, giáo viên của trung tâm và dạy đúng số giờ, số km", ông Chất nêu ý kiến.

Trao đổi với VOVGT, đại diện lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, việc quy định số lượng học viên trên xe tập lái để đảm bảo công cụ quản lý cho các địa phương trong việc tính toán và cấp lưu lượng đào tạo. Căn cứ tình hình thực tế, các trung tâm có thể gối khóa, không nhất thiết gói gọn 5 học viên/1 thầy dạy lái mỗi khóa.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, quy định đang dẫn đến cách hiểu là chỉ quy định cứng không quá 5 học viên/1 thầy/1 khóa. Ông Quyền đề xuất, chỉ nên quy định và kiểm soát chặt chẽ về đầu ra, chứ không nên can thiệp sâu vào quá trình đào tạo của các cơ sở dạy lái:

"Cần quy định về dạy thực hành như thế nào đó để nó đảm bảo nguyên tắc là sử dụng phương tiện một cách hữu hiệu nhất. Hoặc cơ sở đào tạo bố trí 1 xe mà 2 ông dạy lái chẳng hạn, thì kế hoạch đào tạo của người ta lại khác. Cái đó nên để tùy theo kế hoạch đào tạo cảu cơ sở thì cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể và phù hợp hơn", ông Quyền nêu ý kiến.

Việc quy định số lượng học viên trên xe tập lái để đảm bảo công cụ quản lý cho các địa phương trong việc tính toán và cấp lưu lượng đào tạo. (Ảnh: Vneconomy)

Việc quy định số lượng học viên trên xe tập lái để đảm bảo công cụ quản lý cho các địa phương trong việc tính toán và cấp lưu lượng đào tạo. (Ảnh: Vneconomy)

Việc cơ quan quản lý đưa ra quy định về số lượng học viên trên một xe tập lái nhằm đảm bảo thời gian học thực hành lái xe ở góc độ nào đó cũng là phù hợp. Tuy vậy, không nên quy định cứng nhắc phương thức vận hành đến từng phương tiện, trở thành yếu tố trói buộc, làm khó cả giáo viên dạy lái và cơ sở đào tạo, buộc họ tìm cách “lách luật”.

Cùng đến với góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: "Siết quy định, đừng để “nghẹt thở”".

Việc Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định giới hạn số học viên trên mỗi xe học lái – đồng nghĩa với việc giới hạn số học viên mà thầy dạy lái được nhận mỗi khóa, được hiểu là nhằm ngăn chặn tình trạng, mải chạy theo số lượng bỏ bê chất lượng. Đồng thời, cũng là cách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của học viên tương xứng với học phí đã nộp, thay vì chỉ “đánh trống ghi tên” rồi đi thi lấy bằng.

Song, câu chuyện của thị trường có vẻ chưa được nhìn nhận đúng thực tế và cân nhắc thấu đáo trong trường hợp này.

Dịch vụ đào tạo lái xe lâu nay dù thông qua qua các trung tâm đào tạo, dạy nghề lái xe, nhưng trên thực tế, nó chủ yếu được thực hiện thông qua đầu mối là các giáo viên dạy lái. Người học và người dạy tự tìm đến nhau, theo mức độ uy tín của giáo viên. Phần lớn giáo viên không “sống” bằng số học viên được trường hay trung tâm phân bổ, mà bằng số học viên họ tự tìm kiếm được, cùng các dịch vụ bổ túc tay lái sau lấy bằng.

Các trường dạy lái, về cơ bản đang làm nhiệm vụ đầu mối kết nối giữa cơ quan quản lý với giáo viên, giống như một dạng hợp tác xã mà giáo viên là các xã viên, đóng góp xe để được đảm bảo pháp lý hành nghề. Các trung tâm thực hiện việc kiểm tra, hoàn tất thủ tục để học viên được đăng ký thi sát hạch.

Nhìn vào quan hệ này, sẽ thấy quy định giới hạn số học viên với mỗi giáo viên trong từng khóa đang kìm hãm rất nhiều nguồn lực: cả năng lực của giáo viên, cả tiềm năng cơ sở vật chất, và cả quỹ thời gian của người học và cơ sở đào tạo. Nó cũng vô hình trung cào bằng sự cạnh tranh về chất lượng và uy tín giữa các giáo viên.

Thị trường tất nhiên không chấp nhận sự lãng phí và phi lý, mà sẽ buộc phải vận hành theo cách tối ưu của nó. Điều đó lý giải vì sao, dù nhận thấy quy định mỗi giáo viên được nhận không quá 5 học viên một khóa là không phù hợp, nhưng phản ứng và kiến nghị từ cơ sở đào tạo lại khá yếu ớt, dù quy định đã áp dụng được hơn một năm.

Cả bên ban hành và bên chấp hành quy định, đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo chất lượng đào tạo để lái xe an toàn. Do vậy, quy định nên được thiết kế theo hướng đảm bảo mục tiêu cao nhất, còn để mở các lựa chọn khác nhau về cách thức thực hiện.

Các nước có chất lượng đào tạo lái xe tốt đều thực hiện việc kiểm soát nghiêm ngặt đầu ra, gắn trách nhiệm của người dạy lái xe với sản phẩm mà anh ta đào tạo. Sát hạch thật chặt, yêu cầu thật nghiêm về kiến thức và kỹ năng, đương nhiên người dạy sẽ phải dạy thật, người học phải học thật. Còn học thế nào, dạy thế nào để đạt được chuẩn đầu ra đó, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các bên và của xã hội, thì nên quy định mở để đảm bảo sự linh hoạt của thị trường.

Như VOV Giao thông đã đề cập, trong xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng mạnh mẽ, nhiều nước trên thế giới đang đối mặt nguy cơ, giáo viên dạy lái và cả tài xế bị thất nghiệp nhiều hơn do robot làm thay. Ở Việt Nam, tốc độ đó có thể chậm hơn, nhưng cũng sẽ khó nằm ngoài xu hướng. Điều này đặt các giáo viên dạy lái đứng trước một cuộc sàng lọc gắt gao. Chỉ những người thực sự uy tín, chất lượng, trách nhiệm mới trụ lại được với nghề. Nhưng họ cũng sẽ chỉ trụ lại khi nghề bù đắp cho họ xứng đáng.

Những quy định mang tính bó buộc, nếu lại áp dụng một cách cứng nhắc, có thể khiến quá trình sàng lọc không diễn ra tự nhiên. Người làm tốt sẽ phải bỏ nghề vì quy định quá “nghẹt thở”, không đảm bảo cuộc sống. Những người ở lại với nghề dạy lái, có thể lại chỉ coi đó là một nghề tay trái, hoặc một công việc để mà duy trì khi không còn lựa chọn khác. Và như vậy, quy định chặt hơn, nhưng chất lượng có thể sẽ lỏng hơn.

Đó là một nguy cơ mà các nhà quản lý phải lường tới, nếu không nhanh chóng sửa đổi các quy định mang tính “mua dây buộc mình”./.

Quách Đồng - Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Mưa lớn vào chiều tối nay (9/9) đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ùn dài và ngập nước. Các phương tiện di chuyển vô cùng khó khăn qua đây.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.