Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Không thể cứ xem an toàn an ninh mạng là phong trào

Huy Hoàng: Thứ sáu 06/09/2024, 18:53 (GMT+7)

Theo thống kê của các tổ chức chuyên môn, trong nửa đầu năm 2024 nước ta đã chứng kiến hàng loạt cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomeware) gây thiệt hại vô cùng to lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp lẫn người dùng.

Ở phạm vi rộng hơn, sự cố “màn hình xanh chết chóc” vào tháng 7 vừa qua đã gây thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ đô la trong các lĩnh vực hàng không, tài chính, ngân hàng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Rõ ràng, các mối nguy hại từ tội phạm mạng cũng như các nguy cơ về mất an toàn, an ninh trong môi trường số đã ngày càng rõ ràng hơn, đòi hỏi sự nhìn nhận và quan tâm nghiêm túc hơn đến từ nhiều phía.

Một ngày cuối tháng 8/2024, khi đang ở chỗ làm, chị Lê Ngọc Trang (tạm trú quận Bình Thạnh) bất ngờ nhận cuộc gọi của người thân ở quê nhờ hỗ trợ thao tác cập nhật căn cước công dân trên cổng dịch vụ công vì không có điện thoại thông minh. Do đã biết được các hình thức lừa đảo tương tự từ trước, chị Trang đã động viên người thân yên tâm và trình báo với cơ quan công an địa phương:

"Ba mẹ tôi lớn tuổi ở quê, không sử dụng điện thoại thông minh cũng như không có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin nên các đối tượng lừa đảo dễ dàng tiếp cận và tấn công. Xung quanh tôi cũng có nhiều người bị lừa dạng này, có người mất cả số tiền dành dụm dưỡng già. Cũng may mà tôi biết kịp thời nên chưa xảy ra việc gì đáng tiếc".

Việc người dân sơ ý hay bị dẫn dụ bởi các đối tượng lừa đảo chỉ là 1 ranh giới rất mong manh

Việc người dân sơ ý hay bị dẫn dụ bởi các đối tượng lừa đảo chỉ là 1 ranh giới rất mong manh

Không chỉ ở các vùng quê mà ngay tại các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội tình trạng lừa đảo qua mạng hay các nền tảng số cũng diễn ra nhan nhản với số nạn nhân kể hoài không hết. Các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng giờ đây tự tin mạo danh vô số cán bộ công quyền như công an, toà án, ngân hàng, thuế, thậm chí là cả Lãnh đạo Đảng và Nhà Nước.

Tại 1 hội nghị về cải cách tư pháp đầu tháng 8 vừa qua, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ bức xúc khi bị các đối tượng lừa đạo mạo danh để huy động vốn:

"Hiện nay nhiều đối tượng lợi dụng cán bộ cao cấp, cán bộ lãnh đạo các cấp, Toà án, Công an, Viện Kiểm sát… tất cả đều có thể bị lợi dụng. Điện thoại, ráp hình ảnh giọng nói vô để lừa đảo trên mạng. Tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều. Có những cán bộ Thành ủy, đứng đầu các cơ quan ở Thành phố này cũng bị dựng lên câu chuyện tống tiền, nên người dân nếu sơ ý thì có thể bị lừa".

Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng việc người dân sơ ý hay bị dẫn dụ bởi các đối tượng lừa đảo chỉ là 1 ranh giới rất mong manh. Bởi trên thực tế, không chỉ có người yếu thế trong xã hội mà rất nhiều nhóm dân cư khác như tiểu thương, nhân viên văn phòng hoặc thậm chí là doanh nhân thành đạt cũng trở thành mục tiêu lừa đảo.

Ông Phạm Minh Hiếu – Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên chongluadao.vn cho hay:

"Những con số thiệt hại do lừa đảo là rất lớn, từ vài chục triệu đến vài trăm triệu là rất thường gặp. Ngoài ra có những vụ thiệt hại tới vài tỷ hoặc vài chục tỷ, thường thì rơi vào những vụ lừa đảo tỉnh cảm, rồi dẫn dụ đầu tư tài chính, đầu tư forex…. Tâm lý của nạn nhân, đặc biệt có liên quan đến tình cảm thường không báo cáo đến cơ quan chức năng vì cảm giác bị xấu hổ hay ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và họ cũng nghĩ là tiền mất rồi cũng không lấy lại được".

Theo thống kê của các tổ chức an toàn thông tin thì ước tính thiệt hại mà các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam phải gánh chịu vì Ransomeware lên đến hơn 17.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy vậy, Ông Ngô Vi Đồng – Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam cho rằng thiệt hại về kinh tế chưa phải là tất cả mà những nguy cơ lớn hơn vẫn còn ở phía trước:

"Vấn đề nguồn nhân lực cho an toàn thông tin là rất nóng, chúng ta đang thiếu, không thể đảm bảo được nếu không có con người. chúng ta phải hợp tác, liên kết, cộng sức lại với nhau vì không có doanh nghiệp nào có thể tự mình làm được. Điều thứ 2 tôi muốn đề cập là nhận thức của lãnh đạo, dù ai cũng biết tầm quan trọng của an toàn thông tin nhưng nhận thức của lãnh đạo phải được biến thành hành động cụ thể".

Quá trình chuyển đổi số là cơ sở dữ liệu ngày càng nhiều hơn, hạ tầng số ngày càng phức tạp hơn và đây là miếng mối ngon của các tội phạm mạng

Quá trình chuyển đổi số là cơ sở dữ liệu ngày càng nhiều hơn, hạ tầng số ngày càng phức tạp hơn và đây là miếng mối ngon của các tội phạm mạng

Là 1 trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số, TPHCM đang cho thấy những chuyển động hết sức tích cực trong quá trình xây dựng chính quyền số. Ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở TTTT TPHCM cho biết kết quả của quá trình chuyển đổi số là cơ sở dữ liệu ngày càng nhiều hơn, hạ tầng số ngày càng phức tạp hơn và đây là miếng mối ngon của các tội phạm mạng:

"Là 1 trung tâm kinh tế của đất nước, TPHCM đang chịu áp lực rất lớn khi phải chống chọi với các cuộc tấn công mạng. Nếu như các cuộc tấn công trước đây hướng về các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực, phương án bảo vệ còn hạn chế thì giờ đây có xu hướng mở rộng ra các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp lớn.

Thực tế gần đây đã có những tập đoàn rất lớn của TPHCM với dữ liệu cực kỳ quan trọng có thể ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh cũng như điều hành hoạt động của hơn 13 triệu người đã bị tấn công. Chúng tôi phải nhờ đến các cơ quan trung ương và các lực lượng lượng vũ trang phối hợp giải quyết".

Ông Lê Văn Tuấn - Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin truyền thông cho rằng từ đầu năm 2024 đến nay bên cạnh những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ TTTT cũng đã có nhiều động thái quyết liệt để giảm thểu thiệt hại từ tội phạm mạng, hướng đến mục tiêu đến cuối năm 2024 100% các hệ thống phải được đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thông tin:

"Đây là mục tiêu hết sức thách thức. Chúng ta chấp nhận tấn công mạng có thể xảy ra nhưng phải đảm bảo phục hồi nhanh. Làm thế nào để thực thi có hiệu quả công tác an toàn thông tin theo nguyên tắc 4 lớp. Công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ, không phải là vạn năng, yếu tố con người cùng với năng lực kỹ năng đào tạo và đạo đức nghề nghiệp vẫn là yếu tố quyết định trong quản lý vận hành và ra quyết định cuối cùng trước các cuộc tấn công mạng".

Tội phạm mạng đã và đang cho thấy khả năng đón đầu trào lưu lẫn thích ứng đặc biệt linh hoạt khi tung ra hàng loạt chiêu thức tấn công, lừa đảo vừa tinh vi về thủ đoạn vừa phong phú về phương thức (Ảnh: CNBC)

Tội phạm mạng đã và đang cho thấy khả năng đón đầu trào lưu lẫn thích ứng đặc biệt linh hoạt khi tung ra hàng loạt chiêu thức tấn công, lừa đảo vừa tinh vi về thủ đoạn vừa phong phú về phương thức (Ảnh: CNBC)

KHÔNG THỂ CỨ XEM AN TOÀN AN NINH MẠNG LÀ PHONG TRÀO!

 

Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 với nền tảng là internet vạn vật dù đã bắt đầu hơn 1 thập kỷ qua, song chính đại dịch Covid-19 mới là thời điểm mấu chốt ghi nhận những thành tựu vĩ đại cho nhân loại. Đó là hàng loạt sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng được cụ thể hoá bằng trí tuệ nhân tạo, công nghệ không dây thế hệ thứ 5 (5G), phương tiện không người lái hay sự bùng nổ của thương mại điện tử….

Tại nước ta, xu hướng hoà nhập và ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã dần trở nên phổ biến. Ở đó công nghệ không chỉ trực tiếp giúp thu ngắn khoảng cách giữa các nhóm đối tượng dân cư mà còn tạo ra cuộc cải cách triệt để trong hoạt động hành chính công từ Trung ương đến địa phương. Song cũng cần phải thừa nhận rằng đây là mảnh đất “không thể màu mỡ hơn” cho các tổ chức, cá nhân, đối tượng tội phạm lợi dụng để tấn công, lừa đảo.

Tội phạm mạng đã và đang cho thấy khả năng đón đầu trào lưu lẫn thích ứng đặc biệt linh hoạt khi tung ra hàng loạt chiêu thức tấn công, lừa đảo vừa tinh vi về thủ đoạn vừa phong phú về phương thức. Thực tế những năm gần đây cho thấy tội phạm mạng đã không còn dừng ở mức vui đùa, chứng tỏ khả năng mà đã tiến hoá đến việc đe doạ kinh tế, xã hội hay nguy hiểm hơn là tác động đến quốc kế dân sinh, an ninh đất nước.

Empty

Như chia sẻ của đại diện chính quyền TPHCM lẫn các chuyên gia an ninh mạng thì thiệt hại về kinh tế qua các vụ lừa đảo người dùng quy mô vừa và nhỏ trong năm 2023 đã lên đến hơn 8000 tỷ đồng. Ngoài ra, các tổ chức tội phạm chuyên nghiệp còn thực hiện hàng loạt các vụ tấn công vào hệ thống thông tin, đánh cắp dữ liệu của các tập đoàn kinh tế, các tổ chức tài chính hay chính quyền số…gây hậu quả không thể đo đếm được.

Dù việc đầu tư cho an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ta có phần khởi sắc hơn so với giai đoạn trước song với mức 10-15% tổng ngân sách dành cho công nghệ thông tin như hiện nay thì không khác gì “muối bỏ biển”. Đó là chưa kể việc đào tạo cho lĩnh vực này vẫn còn đang bỏ ngỏ, và chưa có nhiều cơ sở đào tạo mặn mà với nhu cầu thị trường lên đến vài chục triệu nhân sự hàng năm.

Tại nhiều quốc gia phát triển ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… thì việc đảm bảo an toàn thông tin đã trở thành nhiệm vụ tối quan trọng, song hành với quá trình đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng quốc gia. Nói vậy để thấy rằng nếu không thích ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn thì chúng ta sẽ luôn là người về sau trong cuộc bám đuổi.

Việc thất bại trong cuộc đua này không chỉ đơn thuần là thành tích về mặt phong trào mà còn trực tiếp khiến cuộc sống người dân trở nên bất ổn, hoạt động kinh tế xã hội mất cân bằng, lợi ích của quốc gia, của dân tộc hoàn toàn có thể bị xâm hại.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thu dọn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 tại các quận nội thành, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/9.