Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Giải “cơn khát” sinh đủ 2 con tại đô thị

Minh Thùy - Trúc Thuỷ: Thứ bảy 31/08/2024, 10:50 (GMT+7)

Theo Tổng cục Thống kê, trong khoảng 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh thay đổi rất lớn. Trong đó, xu hướng không muốn hoặc sinh 1 con đang lan rộng tại các đô thị, nhất là thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, khiến mức sinh giảm từ 3,8 con năm 1989 xuống dưới mức 2 con vào năm 2023.

Chưa bao giờ cơn khát “sinh đủ 2 con” tại đô thị lại “nóng” như lúc này. Đề xuất ưu tiên mua nhà ở xã hội một lần với cặp vợ chồng sinh đủ hai con tại các vùng sinh thấp của Bộ Y tế mới đây, liệu có là kỳ vọng cho vấn đề “ngại cưới, lười sinh".

Báo cáo của Tổng cục Thống kê tháng 7 vừa qua cho thấy, 21/63 tỉnh, thành có mức sinh thấp, chiếm gần 40% dân số cả nước, hầu hết nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh. Trong đó, TPHCM đang là một trong những địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước. Với độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 30,4 tuổi, cao kỷ lục toàn quốc nhưng số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ 1,32 con.

Thuê nhà tại quận Tân Bình, anh Hoàng Tuấn (42 tuổi) chia sẻ, vợ chồng cưới nhau được 11 năm, có một con gái 8 tuổi. Trước dịch COVID-19, anh làm công nhân, hiện đã nghỉ việc làm tự do, do chủ lao động cắt việc, khó xin việc. Vợ làm công việc văn phòng. Khó khăn từ lo liệu chi phí sinh hoạt đến việc đưa đón con đi học nên vợ chồng anh quyết định chỉ sinh một con, phía gia đình hai bên vì thế cũng không dám thúc giục.

“Việc chi tiêu không được thoải mái lắm, phải chi tiêu tính toán kỹ lưỡng, không dư giả nên việc tiếp cận nhà ở xã hội rất khó khăn. Cộng thêm việc chăm sóc con cái, sinh hoạt ăn học ngủ nghỉ của con hai vợ chồng phải chia nhau sắp xếp nên chỉ có thể sinh một bé", anh Hoàng Tuấn cho biết.

Ảnh minh họa: VnExpress

Ảnh minh họa: VnExpress

Trong khi đó, bạn Phương Thảo - sinh viên năm ba, trường Đại học Luật TP.HCM lựa chọn tập trung tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường, đến khi sự nghiệp lẫn tài chính ổn định mới tính chuyện lập gia đình, sinh con.

“Tầm 24, 25 tuổi em ít nghĩ đến chuyện kết hôn, đợi đến lúc chín mùi trong sự nghiệp tầm ba mươi mấy trở lên. Tại vì khi sinh con mà thực tế không có gì thì mình sẽ không thể nào cho con điều kiện tốt nhất được”.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng người trẻ ngại kết hôn và sinh con. Theo Thạc sĩ Võ Minh Thành – Giảng viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, ngoài lý do về tạo dựng kinh tế và sự nghiệp, nhiều bạn có quan niệm sống trải nghiệm, hưởng thụ hết tất cả cho bản thân, sau đó mới nghĩ đến chuyện lập gia đình.

“Một trong những lý do đầu tiên là các bạn lo kinh tế, công danh sự nghiệp; nhất là các bạn nữ, khi cưới và sinh con sẽ chậm lại việc phát triển sự nghiệp. Một phần nữa là các bạn thấy các trường hợp cưới xong rồi đổ vỡ, chia tay nên một số bạn cũng mất niềm tin vào tình yêu”.

Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cho biết, để khuyến khích độ tuổi kết hôn, sinh con, Chi cục dân số đã có những đề xuất gửi Sở Y tế để trình UBND thành phố phê duyệt Đề án các giải pháp tăng tổng tỉ suất sinh, quản lý sức khỏe phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Trong đó, giải pháp tập trung hỗ trợ các chi phí y tế cho việc mang thai và sinh con đối với các cặp vợ chồng sinh con lần 2 trước 35 tuổi, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe trước khi kết hôn.

Về đề xuất ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần với cặp vợ chồng sinh đủ hai con, ông Phạm Chánh Trung đánh giá:

“Với quan điểm đề xuất sinh đủ 2 con được ưu tiên mua nhà ở xã hội đã từng được đưa ra trong các hội thảo, ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, giải pháp về hỗ trợ nhà ở xã hội có thực hiện được hay không còn phải có nhiều sự phản biện của xã hội để chính sách ban hành phù hợp với điều kiện đặc thù tại TP.HCM và nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng chính sách”.

PGS. TS Nguyễn Đức Lộc – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội cũng cho rằng, đây là một trong những chính sách thực tế, có thể giải quyết được số lượng nhất định các cặp vợ chồng trẻ thời kỳ đầu gặp khó khăn trong chỗ ở và làm việc tại thành phố. Tuy nhiên, ngoài chỗ ở, nhà nước cũng cần giải tỏa áp lực chi phí về giáo dục và nuôi dưỡng cho cặp vợ chồng trẻ sinh con.

Mặt khác, một tỷ lệ nghịch là những hộ kinh tế khó khăn sinh nhiều hơn những người có điều kiện kinh tế lại không muốn sinh con hoặc sinh ít. Do đó, nhà nước cần có những cuộc khảo sát, nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng về các quan điểm, nhận thức để rõ hơn về động cơ, suy nghĩ, hành động của những người trẻ về khuynh hướng kết hôn và sinh con hiện nay.

“Chúng ta tìm thêm những nguyên nhân khác nữa. Bên cạnh hỗ trợ tài chính, chúng ta cần thêm vấn đề về truyền thông thay đổi nhận thức, cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong lúc này”, PGS. TS Nguyễn Đức Lộc cho biết

Thực tế, nhiều người thu nhập cao vẫn không thích cưới, sinh con mà chuyển sang nuôi thú cưng, thậm chí chọn xu hướng mẹ đơn thân.

Thực tế, nhiều người thu nhập cao vẫn không thích cưới, sinh con mà chuyển sang nuôi thú cưng, thậm chí chọn xu hướng mẹ đơn thân.

Theo các chuyên gia, nếu mức sinh về dưới 1,3 con thì hầu như không có khả năng hồi phục về mức sinh thay thế. Trong khi các quốc gia đang “đau đầu” gỡ bài toán này, đã đến lúc TP.HCM và các địa phương cần đưa ra những quyết sách kịp thời, nhằm vực dậy tỷ lệ sinh các năm tới.

Chia sẻ góc nhìn về vấn đề này, góc nhìn của VOV Giao thông  qua bài bình luận:“Đừng đánh mất “chìa khóa vàng” mở cửa tương lai”

“Lười yêu, ngại cưới, sợ sinh con”, “ế là xu thế” của thế hệ gen Y, gen Z thời nay. Đồng cảm với sự thay đổi trong cảm nhận về giá trị niềm vui và hạnh phúc, khi giới trẻ được tiếp xúc với các nền văn hóa, tư duy hiện đại, không còn quá dựa dẫm vào truyền thống “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”.

Nói vậy không có nghĩa là tất cả người trẻ đều không muốn kết hôn và sinh con. Ngược lại, nhiều người trẻ rất muốn lập gia đình, sinh con nhưng gặp áp lực về học tập, công việc, tài chính, nhà cửa, chăm sóc nuôi dạy trẻ…. nên “ngại cưới, lười sinh” là vậy.

TP.HCM là một đô thị điển hình. Thống kê năm 2023 của Tổng cục Thống kê, trừ năm 2017, liên tiếp 16 năm qua, đô thị mệnh danh đông dân nhất nước, có độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao nhất nước nhưng luôn đứng cuối bảng xếp hạng về mức sinh.

Từ đó hiểu được nỗi lo lắng của các cấp chính quyền về một tương lai dân số sụt giảm, đồng nghĩa với lực lượng lao động bị thu hẹp, tăng gánh nặng già hóa dân số, kéo giảm đà tăng trưởng của đô thị "đầu tàu" kinh tế.

Không riêng gì TP.HCM, những năm qua nhiều tỉnh thành phía Nam có tỷ lệ sinh thấp đã áp dụng chính sách thưởng tiền hay hiện vật cho các cặp vợ chồng dưới 35 tuổi sinh đủ hai con. Đến chuyện sẽ giảm học phí cho trẻ mầm non, trung học cơ sở tại TP.HCM.

Năm 2023, Sở Y tế thành phố cũng từng đề xuất ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần cho cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Như vậy, đây là lần thứ hai Bộ Y tế tiếp tục đưa đề xuất mua nhà ở xã hội vào dự Luật Dân số, cùng các chính sách tăng mức giảm trừ gia cảnh, tăng thời gian nghỉ của người chồng khi vợ mới sinh…

Phải thừa nhận, những chính sách cụ thể, thực chất là rất cần thiết. Dù số tiền hỗ trợ không là bao so với chi phí nuôi dưỡng trẻ nhưng cũng là cách để động viên các gia đình. Tuy nhiên, các chính sách cần được triển khai rốt ráo, chứ không chỉ là đề xuất thiếu khả thi.

Ví như chuyện ngôi nhà để “an cư” nhiều năm qua vẫn chỉ là giấc mơ chưa tới tay của nhiều lao động thành thị, chẳng bằng đảm bảo một công việc ổn định để họ đủ trang trãi các chi phí đắt đỏ trong cuộc sống.

Điều mà các cặp vợ chồng hay giới trẻ cần lúc này là sự đồng hành lâu dài của chính quyền, các sở ngành dân số, y tế, giáo dục, mặt trận. Cụ thể là chính sách thai sản dành cho phụ nữ mang thai, sinh con; chế độ việc làm và điều kiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh; chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, an sinh, đời sống tinh thần, giải tỏa áp lực cho người lao động… cần được các doanh nghiệp, chủ lao động triển khai sát sao, mà đại diện giám sát là tổ chức công đoàn, hội phụ nữ.

Song, trọng tâm của câu chuyện khuyến sinh còn nằm ở việc thay đổi nhận thức. Thực tế, nhiều người thu nhập cao vẫn không thích cưới, sinh con mà chuyển sang nuôi thú cưng, thậm chí chọn xu hướng mẹ đơn thân.

Do đó, nhà chức trách cần khám phá lý do, mong muốn của giới trẻ để tìm ra nguồn gốc căn cơ, từ đó có phương hướng giáo dục về giá trị đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho thế hệ trẻ. Song song giải pháp tạo cơ hội việc làm; cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, hôn nhân, gia đình; khuyến khích các chương trình truyền thông, câu lạc bộ kết bạn lành mạnh.

Thay vì đưa ra những con số thống kê có phần tiêu cực về ly hôn, bạo lực gia đình hay những tuyên truyền có tính “hù dọa” kiểu quy trách nhiệm, gặp rủi ro về sức khỏe khi sinh muộn, chỉ gây thêm hoang mang, sợ hãi trách nhiệm gánh vác gia đình.

Trước 35 được xem là “tuổi vàng” nắm giữ “chìa khoá” tri thức, kinh tế, hội nhập nhưng cũng là “chìa khoá vàng” để mở ra cánh cửa mang tên ‘thế hệ tương lai”. Do đó, giới trẻ không nên quá tập trung vào một giá trị bản thân, kinh tế hay địa vị xã hội, mà bỏ quên những giá trị khác. Bởi hôn nhân và sinh con, nuôi con cũng là một trải nghiệm rất đặc biệt khi tận hưởng niềm vui mang tên con cái.

Minh Thùy - Trúc Thuỷ/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Nghị định số 100 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã mang đến một loạt thay đổi.

Phố phường sau bão

Phố phường sau bão

Quang cảnh phố phường Hà Nội sau một đêm bão lớn mang lại nhiều ấn tượng và cảm nhận khác nhau cho mỗi người.