Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Ghi hình phạt nguội xe máy đi vào đường cấm: Có "bắt cóc, bỏ đĩa"?

Quách Đồng: Thứ năm 29/08/2024, 06:05 (GMT+7)

Như VOV Giao thông đã thông tin, lực lượng CSGT đang đẩy mạnh việc ghi hình để xử phạt các trường hợp xe máy dừng đỗ, đón trả khách sai quy định trên đường Vành đai 2 trên cao, Vành đai 3... Các trường hợp chống đối, quay đầu bỏ chạy sẽ bị phạt nguội.

Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, việc dựa vào sức người để xử lý xe máy đi vào đường cấm giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, vì không thể xử lý dứt điểm tình trạng này. 

Vừa lưu thông đến chân cầu vượt Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội), anh Lê Văn Thành, một thợ cơ khí ở Đông Anh, Hà Nội bất ngờ bị lực lượng CSGT dừng xe, kiểm tra. Đến khi được lực lượng chức năng thông báo hành vi điều khiển xe máy vào đường Vành đai 3 trên cao, cùng với hình ảnh vi phạm, anh Thành đã phải ký vào biên bản vi phạm.

Lý giải về việc đi vào đường cấm, anh Thành cho hay, do không biết đường, nên đi theo google map: "Em không biết đường Hà Nội nên đi bằng định vị, google chỉ đường nên em đi theo, xuống đây thì bị bắt. Em đi từ chỗ đầu Hoàng Quốc Việt, chỗ đó có đường chỉ rẽ trái nên em rẽ lên, đi được một đoạn, ra đến đây thì bị bắt".

Tại Ngã Tư Vọng, một số người tham gia giao thông bị xử phạt khi đi xe máy trên đường Vành đai 2 trên cao cũng viện nhiều lý do để biện minh cho hành vi vi phạm:

"Bởi cũng muộn rồi mà ở kia đường nó tắc quá. Biết là đi trên đó là sai, nhưng đường tắc quá, chắc phải gần trưa mới tới được chỗ làm".

"Em đi từ Long Biên sang, 8h vào làm rồi nên em vội quá. Em làm ngay đây, sợ muộn, chấm công không kịp".

"Tôi không thuộc đường lắm, nên hỏi bác xe ôm ở đầu cầu, bác ấy bảo cứ đi thẳng. Thế là cứ đi, rồi nhìn thấy đường có vẻ không dành cho xe máy nên tôi nhảy xuống dắt bộ".

Thiếu tá Lê Văn Đông, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội

Thiếu tá Lê Văn Đông, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội

Thiếu tá Lê Văn Đông, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, từ ngày 22/8, đơn vị đã dùng flycam bay dọc tuyến Vành đai 3 trên cao để phát hiện, ghi hình người đi xe máy cố tình lên tầng 2 của cầu Thăng Long và dọc tuyến đường Vành đai 3 trên cao. Hình ảnh phương tiện vi phạm sẽ được thông báo qua bộ đàm cho tổ CSGT đang lập chốt để xử lý. Theo thiếu tá Lê Văn Đông, mỗi ngày, đơn vị xử lý từ 5-10 trường hợp vi phạm, nếu tài xế cố tình chống đối, bỏ chạy thì lực lượng CSGT sẽ gửi thông báo phạt nguội:

"Mục đích đặt ra của kế hoạch này là xử lý một cách triệt để, mang tính chất răn đe, tuyên truyền đến mỗi người dân, nhất là các trường hợp vi phạm, đi xe mô tô trên đường cao tốc, Vành đai 3 trên cao, rất nguy hiểm, đặc biệt là các lái xe xe ôm, không còn hiện tượng lái xe xe ôm đi lên đường Vành đai 3 trên cao để đón khách".

Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, việc xử lý vi phạm bằng thiết bị ghi hình, dù mang lại hiệu quả tức thời, song, khi CSGT rời đi thì lại tiếp tục vi phạm. Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho rằng, cần nghiên cứu phương án lắp đặt camera, giám sát liên tục, để kịp thời phát hiện, xử lý triệt để tình trạng vi phạm:

"Cần phải triệt thoái toàn bộ những khả năng trộn lẫn những phương tiện giao thông khác, không thể nào để mô tô, xe gắn máy tiếp cận và lưu thông trên đường Vành đai 3 trên cao, cao tốc. Chúng ta có cả hệ thống camera, giám sát hành trình, nhưng cái đó sẽ góp phần loại trừ ngay những nguy cơ đó ngay từ khi nó mới xuất hiện".

Phương tiện xe máy bị Đội CSGT số 6 tạm giữ vì đi vào đường Vành đai 3 trên cao

Phương tiện xe máy bị Đội CSGT số 6 tạm giữ vì đi vào đường Vành đai 3 trên cao

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Trường Đại học GTVT đề xuất, cần rà soát các điểm mô tô, xe gắn máy thường xuyên lưu thông, để từ đó kiểm soát chặt đầu vào, đầu ra và phạt nguội:

# Băng: Vấn đề ở đây là mình không kiểm soát nghiêm. Do quá trình giám sát, xử lý còn lỏng lẻo. Trong tất cả các điểm vào cao tốc, cần rà soát lại xem những điểm nào, đoạn nào lượng xe máy vào nhiều nhất để xử phạt. Ngoài việc xử phạt, cần có việc thông báo, nâng cao ý thức cho người đi mô tô, xe máy để họ không đi vào đường cấm, cao tốc.

Chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cũng cho rằng, việc sử dụng camera để ghi hình, giám sát, phạt nguội cũng chỉ là biện pháp xác suất, chứ khó thực hiện một cách lâu dài. Việc sử dụng camera giám sát tự động cũng là một công cụ cần tính đến và thực hiện. Đặc biệt, cần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, để họ tự giác tuân thủ:

"Tất cả những biện pháp đang áp dụng là biện pháp bị động, tức là đợi người ta vi phạm là ta xử lý. Cái chúng ta cần chú trọng là cái chủ động, để người tham gia giao thông nắm được luật, tự giác thực hiện. Biện pháp số một là từ khâu đào tạo, sát hạch, giáo dục, tuyên truyền, cái đấy là lâu dài và cơ bản nhất để người tham gia giao thông có ý thức tự giác".

Việc CSGT dùng flycam, thiết bị ghi hình, phạt nguội xe ôm đón khách tại khu vực cầu Thăng Long, điểm nối với đường Vành đai 3 trên cao đã khiến các tài xế “tâm phục, khẩu phục”, vì bằng chứng vi phạm rõ ràng

Việc CSGT dùng flycam, thiết bị ghi hình, phạt nguội xe ôm đón khách tại khu vực cầu Thăng Long, điểm nối với đường Vành đai 3 trên cao đã khiến các tài xế “tâm phục, khẩu phục”, vì bằng chứng vi phạm rõ ràng

Việc lực lượng CSGT ghi hình, xử phạt các trường hợp mô tô, xe gắn máy đi vào đường cấm, vào cao tốc đã góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm. Song về lâu dài, cần nghiên cứu các giải pháp giám sát tự động, liên tục, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý tự động với các trường hợp vi phạm.

Góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Đừng để “nhờn” luật vì không bị phạt

Không thể phủ nhận, việc lực lượng CSGT tăng cường việc xử phạt xe máy đi vào cao tốc, vào đường cấm thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Việc CSGT dùng flycam, thiết bị ghi hình, phạt nguội xe ôm đón khách tại khu vực cầu Thăng Long, điểm nối với đường Vành đai 3 trên cao đã khiến các tài xế “tâm phục, khẩu phục”, vì bằng chứng vi phạm rõ ràng.

Tuy vậy, chỉ sau một thời gian cao điểm xử lý, tình trạng vi phạm tạm thời lắng xuống, thì đâu lại hoàn đó: không chỉ tình trạng xe ôm đón khách tại đầu cầu Thăng Long, mà việc xe máy đi vào đường Vành đai 2 trên cao, Vành đai 3, Đại lộ Thăng Long… tiếp tục tái diễn. Thậm chí, tình trạng từng đoàn phương tiện mô tô, xe máy quay đầu bỏ chạy khi phát hiện có lực lượng chức năng chốt chặn diễn ra thường xuyên, gây bức xúc dư luận.

Mặc dù lực lượng chức năng khẳng định sẽ phạt nguội với các trường hợp phương tiện quay đầu, bỏ chạy, song một số ý kiến cho rằng rất khó phạt nguội với các trường hợp mô tô, xe máy quay đầu trên đường cao tốc, đường cấm. Bởi lâu nay, việc phạt nguội với các trường hợp mô tô, xe gắn máy vi phạm Luật Giao thông đã không thực hiện được vì tình trạng phương tiện không sang tên đổi chủ diễn ra phổ biến.

Việc áp dụng công nghệ định danh biển số không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của việc giám sát giao thông mà còn tạo ra sự răn đe mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm.

Việc áp dụng công nghệ định danh biển số không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của việc giám sát giao thông mà còn tạo ra sự răn đe mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để ngăn chặn hiệu quả tình trạng mô tô xe máy đi vào đường cấm, vào cao tốc, không thể chỉ trông chờ vào sức người, vào việc xử lý vi phạm trực tiếp.

Thay vào đó, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ giám sát, tự động phát hiện các trường hợp mo to, xe gắn máy đi vào đường cấm, vào cao tốc để làm căn cứ xử phạt, để người tham gia giao thông cảm thấy, chỉ cần vi phạm là sẽ bị xử phạt.

Soi chiếu vào các cao tốc hiện nay, không khó để thấy, rất ít trường hợp mô tô, xe gắn máy đi vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, và hầu hết các trường hợp vi phạm đều bị xử lý. Trong khi các cao tốc khác, hoặc đường cấm mô tô, xe gắn máy như: Đại lộ Thăng Long, Vành đai 3 trên cao,… tình trạng mô tô, xe gắn máy vi phạm vẫn diễn ra.

Do vậy, cần trang bị thêm hệ thống camera tại các điểm nóng về vi phạm giao thông, đặc biệt là tại các lối ra, vào của các tuyến đường cao tốc. Camera giám sát không chỉ có khả năng ghi lại hình ảnh vi phạm một cách chính xác, mà còn có thể kết hợp với các hệ thống khác để tự động xử lý vi phạm mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp của con người.

Điều này giúp giảm tải công việc cho lực lượng cảnh sát giao thông và tăng cường tính minh bạch trong quá trình xử phạt.

Cùng với đó, cần đẩy nhanh việc định danh biển số mô tô, xe gắn máy để xử phạt chủ phương tiện khi phát hiện phương tiện vi phạm. Cùng với việc khuyến cáo người dân tự động cập nhật dữ liệu phương tiện, lực lượng CSGT đẩy nhanh đối chiếu, làm sạch dữ liệu phương tiện mô tô, xe gắn máy của người dân.

Khi kết hợp với hệ thống camera giám sát, cùng với định danh biển số, có thể xác định ngay lập tức các phương tiện vi phạm, từ đó gửi thông báo vi phạm đến chủ xe, người vi phạm một cách chính xác, hiệu quả.

Việc áp dụng công nghệ định danh biển số không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của việc giám sát giao thông mà còn tạo ra sự răn đe mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm.

Ngoài ra, cần sớm đưa vào áp dụng việc sử dụng dữ liệu hình ảnh của người dân về tình trạng vi phạm. Bởi rất nhiều ô tô đã trang bị hệ thống camera hành trình. Chỉ cần huy động được những dữ liệu này cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện hành vi vi phạm.

Khi người tham gia giao thông nhận thấy, chỉ cần vi phạm là sẽ bị xử phạt, tự khắc ý thức của họ sẽ được nâng lên, tránh tình trạng “nhờn” luật, khi vi phạm mà không bị xử phạt.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Mưa lớn vào chiều tối nay (9/9) đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ùn dài và ngập nước. Các phương tiện di chuyển vô cùng khó khăn qua đây.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.