Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Nỗi lo kẹt xe khi sửa chữa cầu Long Thành

Huy Hoàng: Thứ bảy 07/09/2024, 06:15 (GMT+7)

Ngay sau kỳ nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây đã có thông báo về việc triển khai sửa chữa khe co giãn trên cầu Long Thành – một trong những điểm nóng về tình trạng ùn ứ giao thông thời gian qua.

Liệu việc thi công sửa chữa cầu Long Thành có khiến nỗi lo kẹt xe của tài xế vốn đã nhiều nay lại nhiều thêm? Để tìm câu trả lời, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Phương - Phó Giám đốc Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) xung quanh vấn đề này.

PV: Bà có thể cho biết vì sao lại tiến hành sửa chữa cầu Long Thành vào thời điểm này?

Bà Nguyễn Thị Hoài Phương: Chúng tôi lựa chọn khung thời gian sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 và kết thúc kỳ nghỉ hè năm học 2023-2024 để tiến hành thi công, sửa chữa khe co giãn vì thời điểm này phương tiện tham gia giao thông giảm, hạn chế phần nào ảnh hưởng do ùn tắc trong quá trình thi công.

Khe co giãn tại trụ P20 – Km12+228 (phía trái tuyến) theo hướng Đồng Nai – Tp.HCM đã bị gãy thanh ray, nếu không được sửa chữa kịp thời sẽ gây mất an toàn công trình và an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến.

Ảnh: Huy Hoàng

Ảnh: Huy Hoàng

PV: Việc sữa chữa này dự kiến kéo dài trong bao lâu, thiết bị được sửa chữa hay thay thế mới có ưu điểm gì vượt trội?

Bà Nguyễn Thị Hoài Phương: Như đã biết, lưu lượng giao thông trên tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây luôn ở mức rất cao, đây là áp lực rất lớn cho đơn vị thi công. Tuy nhiên với ý thức giảm thiểu ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, chúng tôi nỗ lực hoàn thành việc sửa chữa cầu Long Thành trong vòng 15 ngày nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.

Phương án sửa chữa đã được Chủ đầu tư phê duyệt, bao gồm các công tác: tập kết vật tư vật liệu; lắp đặt hệ thống cảnh báo, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động; tiến hành đục tẩy lớp bê tông; tháo bỏ khe co giãn cũ chuyển về nơi tập kết; định vị vị trí khe co giãn mới, tẩy đục lớp bê tông, khoan cấy, tạo khuôn cho khe co giãn mới; cân chỉnh, lắp đặt khe co giãn mới; đổ bê tông phần nối giữa khe co giãn và bê tông nhựa mặt cầu; thanh thải, tháo dỡ các trang thiết bị, máy móc phục vụ quá trình thi công.

Khe co giãn mới là loại khe co giãn răng cưa hợp kim nhôm WD320, sản phẩm của thương hiệu Freyssient đến từ Cộng hoà Pháp, đã được sử dụng thay thế tại một số dự án tương tự ở Việt Nam như cầu Hàm Luông và đến này vẫn phát huy tác dụng tốt.

Ưu điểm của loại khe này là: đảm bảo được chuyển vị lớn; độ bền cao; kín khít, ngăn không cho nước mưa chảy xuống gây hư hỏng gối, trụ cầu; dễ dàng trong công tác bảo trì, sửa chữa. Về mặt thẩm mỹ, sau thời gian khai thác bề mặt khe co giãn càng ngày càng sáng bóng, không bị xỉn, ố như các khe co giãn răng lược thường gặp.

Ảnh: Huy Hoàng

Ảnh: Huy Hoàng

PV: Chúng ta dự báo như thế nào về tình hình ùn tắc của toàn tuyến nói chung và Cầu Long Thành nói riêng trong thời gian thi công sửa chữa?

Bà Nguyễn Thị Hoài Phương: Với việc cầu Long Thành chỉ có 2 làn đường xe chạy cho mỗi hướng, cầu có độ dốc lớn, quá trình khai thác cũng ghi nhận tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài thường xuyên vào các ngày cuối tuần, lễ tết và khi có sự cố xảy ra trên cầu Long Thành.

Chúng tôi nhận thức rõ khi tiến hành thu hẹp làn đường để triển khai thi công sẽ xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông theo hướng Long Thành đi Tp. HCM là không tránh khỏi và đặc biệt các phương tiện loại 4, loại 5 sẽ di chuyển khó khăn khi đi qua vị trí thi công.

PV: Vậy việc phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ diễn ra như thế nào để đảm bảo an toàn thi công, an toàn giao thông cũng các khuyến cáo cần thiết với các lái xe trong thời gian thi công?

Bà Nguyễn Thị Hoài Phương: Chúng tôi đã có kế hoạch phối hợp cùng Đội 6 – Phòng 6 – C08, Trạm kiểm soát giao thông Ngã ba Thái Lan, Đội Cảnh sát Giao thông huyện Long Thành, Ban ATGT tỉnh Đồng Nai, Khu QLĐB IV, Nhà thầu thi công và các đơn vị khác triển khai đồng bộ các giải pháp, phương án đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động trong suốt thời gian thi công.

Trong quá trình thi công, khó tránh khỏi việc ùn tắc trên tuyến theo hướng Đồng Nai đi Tp.HCM, do đó mong lái xe theo dõi thông tin trên VOV giao thông và các phương tiện thông tin đại chúng khác, gọi điện thoại theo số đường dây nóng: 02862.529191 (phục vụ 24/24) để cân nhắc, lựa chọn lộ trình khác phù hợp khi di chuyển.

Ảnh: Huy Hoàng

Ảnh: Huy Hoàng

Lộ trình thay thế:

- Các phương tiện theo hướng Dầu Giây – Tp.HCM: đi thẳng theo QL1 về Tp.HCM hoặc tới Nhánh B của Nút giao QL51 thì rẽ phải để ra QL51 về Ngã 4 Vũng Tàu và di chuyển về Tp.HCM.

- Các phương tiện theo hướng Phan Thiết – TP. HCM: khi đi qua trạm thu phí Km94+450 di chuyển tới nhánh Nhánh B của Nút giao QL51 thì rẽ phải để ra QL51 về Ngã 4 Vũng Tàu và di chuyển về Tp.HCM hoặc di chuyển tới Trạm thu phí Dầu Giây đi theo QL1 về Tp. HCM.

- Các phương tiện theo hướng QL51 – Tp.HCM: đi thẳng QL51 về Ngã 4 Vũng Tàu và di chuyển về TP.HCM.

PV: Xin cám ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Những người “dọn bão”

Những người “dọn bão”

Sau bão số 3, Hà Nội có hàng vạn cây xanh bị đổ. Ngay sau khi bão đi qua, mặc dù vẫn còn mưa, những người dân phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục, nhằm sớm ổn định cuộc sống cũng như giao thông tại thủ đô.