Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Có thể hay không bỏ mức trần đóng bảo hiểm xã hội để tăng lương hưu?

Quách Đồng: Thứ sáu 30/06/2023, 05:40 (GMT+7)

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội tiếp tục đề xuất quy định mức trần đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở đang thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi với mức trần này, người lao động khó có mức lương hưu đủ sống, thậm chí lương cao, dù họ có thể đóng mức BHXH cao hơn bình thường.

Vậy, có thể bỏ mức trần đóng BHXH để người lao động được hưởng mức lương hưu cao được không? Nếu không quy định mức trần, điều gì sẽ xảy ra?

PV VOV Giao thông đối thoại với ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, ông có ý kiến như thế nào về việc Bảo hiểm xã hội tiếp tục quy định khống chế mức trần đóng Bảo hiểm xã hội là 20 lần mức lương cơ sở?

Ông Phạm Minh Huân: Về vấn đề này, ngay trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 cũng đã quy định, là mức trần đóng BHXH không quá 20 lần mức lương tối thiểu chung, sau này thành mức lương cơ sở.

Vấn đề BHXH là vấn đề an sinh chung cho nên mức đóng đối với bảo hiểm bắt buộc thì người ta cũng quy định trong mức vừa phải và lúc đó quy định 20 lần thì với mức lương tối thiểu năm 2006 chỉ có 450 nghìn đồng.

Nếu khống chế 20 lần thì lúc đó khoảng 10 triệu trong khi lương cao nhất khu vực hành chính chỉ khoảng chưa được 5 triệu nên lúc đó mới đặt vấn đề khống chế như vậy.

Mức này nói chung để đảm bảo an sinh vừa phải, còn những người có nhu cầu mức đóng cao hơn thì đóng theo tầng khác, tức là cái hưu trí bổ sung, đấy là tự nguyện của người lao động, người sử dụng lao động. Điều này thì trong Luật Bảo hiểm năm 2014 cũng đã thể hiện, có phần hưu trí bổ sung. 

Ảnh minh họa Tuổi trẻ

Ảnh minh họa Tuổi trẻ

PV: Có ý kiến cho rằng với quy định như vậy sẽ khiến những người có thu nhập cao không thể đóng vượt trần để nâng tiền lương hưu được hưởng sau này và cũng không thu hút được nguồn đóng của những người có thu nhập cao. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Phạm Minh Huân: Nhu cầu đóng cao hơn thì Nhà nước luôn khuyến khích, vì người lao động có thu nhập cao muốn đóng phần cao hơn để sau này hết độ tuổi lao động có mức lương cao hơn thì Nhà nước khuyến khích.

Nhưng bây giờ những người có thu nhập cao phải đóng theo cái tầng gọi là hưu trí bổ sung. Cái này nó sẽ tạo thành tài khoản cá nhân, tích góp lại của người lao động để sau này người lao động đóng được bao nhiêu thì sau này sẽ hưởng toàn bộ phần đó cộng với phần sinh lời.

PV: Theo ông, các cơ chế để khuyến khích người lao động đóng vào Quỹ Hưu trí bổ sung này đã đủ sức hấp dẫn chưa?

Ông Phạm Minh Huân: Cái bổ sung thì thường người ta có một chính sách thuế của nhà nước, miễn hoặc giảm cái phần người ta đóng vào để khuyến khích người ta dùng nguồn tiền đó để đóng vào, một là sau này người ta lo cho cuộc sống, hai là tạo thành một quỹ đầu tư.

Ở các nước thì Quỹ hưu trí bổ sung là quỹ rất lớn, còn đối với chúng ta thì việc này Bộ Tài chính chủ trì, Bộ Lao động phối hợp thì tôi cho rằng Quỹ hưu trí bổ sung vẫn chưa đạt được yêu cầu.

Cho nên sửa Luật lần này chúng ta có thể thúc đẩy cái này lên, một là đáp ứng yêu cầu của người lao động, thứ 2 là chính sách của Nhà nước thì cần phải hỗ trợ thêm xung quanh vấn đề thuế để từ đó cái nguồn mà người lao động đóng vào sẽ là một nguồn vốn quan trọng để thực hiện các công trình của Quốc gia.

PV: Theo ông, nếu không khống chế mức trần đóng BHXH thì sẽ thế nào?

Ông Phạm Minh Huân: Về khống chế trần như đề xuất thì chúng tôi nghĩ là phải xem lại mức 20 lần mức lương cơ sở nó đã phù hợp chưa; nếu mà chưa phù hợp thì chúng ta phải xem xét lại việc này.

Nhưng nói chung tầng bảo hiểm bắt buộc thì cũng chỉ quy định ở một mức nhất định, vừa bảo đảm được thu nhập của số đông; thứ 2 cũng phải tính đến chi phí của doanh nghiệp, người ta có chịu đựng được không…

Khống chế mức trần này để đảm bảo an sinh, bảo đảm cái chênh lệch lương hưu giữa bảo hiểm bắt buộc này cũng chênh lệch vừa phải, còn những người thu nhập cao thì chuyển sang tầng Hưu trí bổ sung.

PV: Xin cảm ơn ông! 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Bộ Tài chính cho biết các khoản phí trong vé máy bay là giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, không phải các khoản phí nộp ngân sách.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Ở một siêu đô thị đông đúc trên 9 triệu phương tiện xe cá nhân lưu thông như TP.HCM, việc chú trọng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là hết sức cần thiết.

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Sau gần 9 năm triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2014 và một số Nghị định cho thấy còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực thi. Trong khi đó, Chính phủ đang đề xuất cho phép Luật kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng, từ 1/7/2024.

Thủy cung trên cạn

Thủy cung trên cạn

Cây cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của người dân khi được ví như “thủy cung trên cạn” với vẻ lung linh, rực rỡ của mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội trên vòm cầu, khi thành phố lên đèn.

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Trong 4 phiên đấu thầu vàng gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì có đến 3 phiên bị hủy và 1 phiên “ế ẩm”. Trong bối cảnh thị trường vàng thiếu nguồn cung, vì sao các phiên đấu thầu vàng không thành công? Và liệu đây có phải là giải pháp khả thi?