Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Và một trong những yếu tố để phát triển hệ thống giao thông công cộng đó là quy hoạch không gian cho người đi bộ. Tuy nhiên, từ lâu, người đi bộ gần như bị “lãng quên” khi phần đường dành cho họ bị tận dụng để làm việc khác.
Nhiều năm nay, TP.HCM đã thực hiện các giải pháp ưu tiên cho người đi bộ nhưng chưa phát huy hiệu quả. Tại các tuyến phố, nhiều thanh chắn cao khoảng hơn 1 mét đã được dựng lên với mục đích ngăn hàng rong, xe cộ lấn chiếm, giành lại vỉa hè cho người đi bộ.
Thế nhưng, chính những thanh chắn đó lại là những vật lấn chiếm lối đi.
Lối đi vốn dĩ đã hẹp, lại không bằng phẳng, sạch sẽ. Người đi bộ chẳng có cách nào khác phải bước xuống lòng đường.
Tại nhiều tuyến đường trung tâm, các thanh chắn thấp cũng được dựng lên ngăn không cho xe máy “leo lề”, nhưng ảnh hưởng tới người khuyết tật và không thân thiện với người đi bộ:
"Nhiều xe lấn làn và nhiều người bán trên vỉa hè lấn chiếm luôn đường đi nên phải lách ra ngoài đường xe chạy rất nguy hiểm".
"Nhiều xe đỗ trên vỉa hè, nên người đi bộ không biết đi thế nào, em cũng mới vừa bị ngã xong".
Cầu bộ hành - một trong những công trình hướng tới người đi bộ nhưng giữa thời tiết nắng nóng, nhiều người chọn băng qua đường thay vì đi vòng. Một số cầu bộ hành có mái che vẫn trong tình trạng “ế” và xuống cấp.
TP.HCM có hơn 20 cầu bộ hành, chủ yếu gần các bệnh viện, công viên, tuyến đường lớn; tuy nhiên hiệu quả sử dụng rất thấp, có thể nói “năm thì mười hoạ” mới có người đi qua.
Theo PGS.TS.Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức, một số điểm không nhất thiết phải xây cầu bộ hành:
“Cầu bộ hành là để đảm bảo sự lưu thông, đi qua đường của người đi bộ và đảm bảo sự an toàn cho họ. Đó là nguyên tắc đầu tiên. Cầu bộ hành chỉ làm ở nơi có nhu cầu đi bộ và lượng phương tiện cơ giới di chuyển ở tốc độ cao.
Nhưng quận ở trung tâm, phố xá đông đúc và phương tiện di chuyển tương đối chậm thì nên ưu tiên để người đi bộ đi trên mặt đất chứ không nên đi lên cao rồi xuống dưới, như vậy rất bất tiện. Không nhất thiết phải xây cầu bộ hành, mà thiết kế dải đi bộ sang đường rộng ra và có đèn tín hiệu ưu tiên”.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ, việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng không giống như phương tiện cá nhân bởi muốn đến điểm cần đến, có khi phải di chuyển từ 1-2 tuyến, khi chuyển tuyến rất cần không gian đi bộ.
Với điều kiện TP.HCM là đô thị nằm trong vùng nhiệt đới và đặc biệt thời tiết nắng nóng hoặc mưa nhiều thì cần phải có giải pháp che mưa nắng cho khách bộ hành.
“Với tình trạng TP.HCM hiện nay, việc đưa giao thông công cộng vào không dễ dàng vì đường quá chật và không thân thiện với người đi bộ, vì nhiều tuyến đường chặt cây, không còn bóng mát. Bây giờ, mọi thứ đều hy sinh cho “tư duy mét vuông” thì làm sao có lối cho người đi bộ?
Mình tôn trọng mong muốn phát triển kinh tế vỉa hè, nhưng tuyến đường nào phát triển thì cũng phải chừa lối đi cho người đi bộ. Còn nếu những tuyến đường nào vỉa hè đã quá chật, thì chỉ nên dành cho người đi bộ vì nếu không trả được vỉa hè cho người đi bộ thì hệ thống giao thông công cộng sẽ “phá sản”.
Muốn khuyến khích người dân giảm xe cá nhân, dùng phương tiện công cộng nhiều hơn thì phải thay đổi cả một hình thái đô thị thân thiện hơn với người đi bộ. Đây là một thử thách lớn với các nhà quản lý đô thị. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đưa ra giải pháp:
“Nhà phố có tạo hình là mái vươn ra cho người đi bộ hoặc thụt vào để mưa nắng người đi bộ có thể đi dọc hàng lang trong những công trình. Đó là những hình thái nên khuyến khích. Những doanh nghiệp hay chủ sở hữu có ý thức tham gia như vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ họ.
Những con phố đằng trước cần có cây xanh để người đi bộ cảm thấy thoải mái, thân thiện. Đó cũng là những nơi mà có thể dễ dàng đưa các tuyến xe buýt vào”.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng cần phải điều chỉnh lại tư duy quy hoạch. Một là phát triển đô thị hoàn toàn hiện đại theo các tiêu chí nhà cao tầng, đại lộ rộng, lề đường rộng, phát triển giao thông công cộng... ;còn khu đô thị hiện hữu nên khống chế mật độ vừa phải để dòng xe không quá đông đúc.
Ông khẳng định, chắc chắn phải xử lý tình trạng lấn chiếm lòng lề đường chứ không thể vì lý do làm kinh tế vỉa hè mà không chừa lối đi cho người đi bộ.
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.