Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Nguyễn Lê Tùng: Thứ ba 07/05/2024, 06:10 (GMT+7)

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Lai Choo Malone-Lee - Chuyên gia quy hoạch đô thị, Giảng viên Đại học Quốc gia Singapore xung quanh nội dung này. 

PV: Điều gì đã khiến Singapore xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng thông minh, hiện đại như ngày hôm nay?

Giáo sư Lai Choo Malone-Lee: Điều đầu tiên là, chúng tôi phải xây dựng hệ thống giao thông công cộng trong rất nhiều năm, từ những năm 1970. Thời gian đầu, chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì mọi người chưa quen với hệ thống xe buýt nhưng qua thời gian, chúng tôi đã phát triển hệ thống giao thông công cộng ngày một tốt hơn.

Bởi vì hệ thống này chủ yếu phục vụ những người sống ở “khu dân cư mới”, khu trung tâm, tập trung tới hơn 80% dân cư. Và quan trọng là phải để cho người dân ở khu dân cư mới này nhận ra sự thuận tiện của việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng trong việc đi lại tới công sở, đi mua sắm, thăm bạn bè, người thân…

Vì thế, phải trải qua một khoảng thời gian nhất định để phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng. 

Tôi thường dùng một thuật ngữ là: “A good catchment”, tức là một hệ thống phục vụ được thật nhiều người, đó là hệ thống giao thông công cộng có sự bảo trợ tốt. Thực tế, năng lực phục vụ của hệ thống tàu điện rất lớn, vì thế với danh nghĩa là sự đầu tư công, thì nó phải thực sự khả thi và chính phủ phải luôn hỗ trợ.

Ví dụ, chính phủ xây các đường nối từ ga tàu điện, ga xe buýt tới các địa điểm thường xuyên như trung tâm thương mại để người dân không bị ướt khi trời mưa hay quá nóng khi trời nắng. Tất cả những hành động này sẽ giúp hệ thống giao thông công cộng trở lên thực tế và khả thi, thân thiện với người dùng.

Hạ tầng giao thông công cộng ở Singapore phát triển hiện đại (Ảnh minh họa: AFP)

Hạ tầng giao thông công cộng ở Singapore phát triển hiện đại (Ảnh minh họa: AFP)

PV: Để các tuyến đường sắt đô thị vận hành hiệu quả, theo bà, Việt Nam cần phải lưu ý gì trong các yếu tố công nghệ, kĩ thuật hay quản lý, quản trị?

Giáo sư Lai Choo Malone-Lee: Nói về công nghệ và kĩ thuật xây dựng thì bây giờ rất sẵn có, chúng ta có thể học hỏi từ các quốc gia khác. Rất nhiều thành phố có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để chúng ta có thể học từ họ.

Tôi cho rằng công nghệ hay kĩ thuật xây dựng không phải là vấn đề khó khăn, mà chính sự quản lý và quản trị mới là yếu tố quan trọng. Do vậy, để có một hệ thống hoàn hảo, chúng ta cần có cơ chế và sự quản lý thật tốt, có sự hỗ trợ từ chính phủ, sự ưu tiên của các cơ quan liên quan.

Nói cách khác, chúng ta phải có sự đồng lòng từ phía chính phủ và người dân. Bởi vì nếu người dân không ủng hộ và sử dụng các phương tiện công cộng thì hệ thống không có ý nghĩa gì.

Và để làm được điều này, hệ thống tàu điện của chúng ta phải thật sự thu hút, phí đi tàu điện và các phương tiện công cộng phải ở mức phải chăng, phù hợp, các trạm dừng phải gần các khu dân cư và phải đảm bảo sao có thể khuyến khích người dân thay đổi thói quen đi lại trước đây (ví dụ sử dụng xe máy- một phương tiện không hề an toàn).

Tôi nghĩ rất nhiều trong số đó không phải là yếu tố kĩ thuật, nhưng nếu các nhà quản lý quyết tâm, có sự truyền thông, thông tin tới người dân, thông qua các chiến lược nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng… Tất cả nhưng điều này sẽ giúp ích rất nhiều.

PV: Hiện nay Việt Nam chưa làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt đô thị, vậy bà có khuyến nghị gì cho Việt Nam trong thời gian tới?

Giáo sư Lai Choo Malone-Lee - Chuyên gia quy hoạch đô thị, Giảng viên Đại học Quốc gia Singapore

Giáo sư Lai Choo Malone-Lee - Chuyên gia quy hoạch đô thị, Giảng viên Đại học Quốc gia Singapore

Giáo sư Lai Choo Malone-Lee: Thực sự là không điều gì là dễ dàng, đặc biệt là khi chúng ta phải đi “vay mượn” từ các quốc gia khác. Nhưng chúng ta có thể khuyến khích các kĩ sư trẻ học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế.

Ban đầu thì chúng ta phải phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài, hay các nhà đầu tư, các nhà tài trợ nước ngoài, nhưng sau một thời gian, với những công trình tiếp theo, hạng mục tiếp theo, chúng ta tự có thể sử dụng chính các kĩ sư của mình mà không cần phụ thuộc.

Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, từ kinh nghiệm giảng dạy trong các trường ĐH, thì rất nhiều sinh viên Việt Nam rất thông minh, tiếp thu nhanh, lại chăm chỉ và có khát vọng. Những người trẻ như vậy cần có cơ hội để họ học tập từ các chuyên gia nước ngoài ở thời điểm ban đầu, và với các công trình sau đó, họ có thể tự tin đảm nhiệm.

Với những quốc gia còn trẻ, thì không có lựa chọn nào khác, phải phụ thuộc vào nước khác. Singapore cũng thế. Ban đầu, với hệ thông đường ray đầu tiên, chúng tôi phải cần rất nhiều các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt đối với các hệ thống ngầm dưới lòng đất, chúng tôi không hiểu về điều kiện đất, không biết phải giải quyết thế nào nên gặp rất nhiều vấn đề kĩ thuật lớn.

Các kĩ sư trẻ của chúng tôi phải đi học, tham gia đào tạo và tôi nghĩ điều này sẽ giúp ích rất nhiều. Vì nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ mãi mãi phải phụ thuộc vào người khác.

PV: Xin cảm ơn bà!

Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Trái ngược với vẻ xanh mát, rợp bóng cây, rực rỡ sắc hoa bằng lăng, hoa phượng ở một số con đường, tuyến phố của Hà Nội, tại một số ngõ rộng trên phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) những hàng cây lâu năm bị cắt trụi, chỉ còn lại thân chính và đến nay mới chỉ nẩy lưa thưa một số mầm cây.