Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Cầu vượt bộ hành "lạc lõng"

Trọng Nghĩa: Thứ sáu 14/06/2024, 09:53 (GMT+7)

Hiện nay tại TP.HCM có khoảng 40 cầu vượt bộ hành, tập trung tại một số tuyến đường chính như đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, Hoàng Văn Thụ,…

Những cầu vượt bộ hành này với mục đích giúp cho người đi bộ dễ dàng sang đường, nhưng thực tế hiện nay không ít cầu vượt bộ hành bị người dân ‘ngó lơ’, thậm chí nhiều cầu vượt bộ hành còn là nơi tập kết rác thải hoặc là chỗ ở của những người vô gia cư.

Vậy giải pháp nào để ‘giải cứu’ những cầu vượt bộ hành này trong thời gian tới?

Ghi nhận của phóng viên tại trục đường Võ Văn Kiệt có tới 9 cầu vượt bộ hành, tuy nhiên hầu hết rơi vào tình trạng "ế" khách. Khảo sát tại Cầu vượt bộ hành số 2 trên đường này ‘năm thì mười họa’ mới có một người đi qua. Trong khi đó, cầu đang dần xuống cấp nghiêm trọng, các bậc thang bị sụt lún, rác rưởi vứt lung tung.

Cách đó không xa, Cầu vượt bộ hành số 3 cũng bị người dân ‘ngó lơ’, trên cầu đọng nước, rêu mốc mọc thành từng mảng đen sì; hai bên những bồn trồng cây còn xuất hiện kim tiêm, dưới dạ cầu còn là nơi ở của một số người vô gia cư.

Chứng kiến những cầu vượt bộ hành xây xong lại bỏ không như hiện nay, ông Ngô Duy Khánh ngụ tại Quận Bình Tân cho biết: "Tôi là người dân ở đây, cầu này xây lên khang trang, đẹp nhưng mà lại ít người đi. Không có người đi bộ qua mà toàn là những cặp trai gái lên đây để hẹn hò hoặc là họ phóng uế bừa bãi ở đây thôi chứ ngoài ra là không có người đi bộ qua".

Những cầu vượt bộ hành ‘vắng bóng’ người đi bộ

Những cầu vượt bộ hành ‘vắng bóng’ người đi bộ

Trong khi đó trước Bệnh viện Bình Dân trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, mặc dù đã có cầu vượt nối liền hai khu bệnh viện để mọi người đi lại an toàn, thuận tiện nhưng nhiều người vẫn lựa chọn băng qua đường khi có nhu cầu. Nhiều người nhà bệnh nhân còn dùng cầu vượt bộ hành làm chỗ nghỉ ngơi.

Tại cổng bệnh viện, người ra vào liên tục giữa hai khu, mỗi lần có người sang đường thì các phương tiện đang tham gia giao thông đều phải giảm tốc độ, nhường đường. Thậm chí có những người không ra hiệu xin đường, ngang nhiên băng qua khiến xe máy, xe ô tô phải dừng đột ngột, tìm ẩn rủi ro tai nạn giao thông rất cao.

Khi được hỏi vì sao không sử dụng cầu bộ hành để qua đường cho an toàn, đã có nhiều lý do được người dân đưa ra:

"Tôi đi lên cầu đau chân quá, vừa chống gậy vừa chọt chọt đi lên cầu nó lâu lắc, rồi sợ té nữa".

"Đi cầu đi bộ thì nó nắng, chậm rồi sợ trễ giờ của mình nữa, đi lên rồi đi xuống nó trễ thêm khoảng 5 10 phút của mình cho nên người ta sẽ chọn cách là băng qua đường".

Thay vì đi trên cầu vượt thì người dân chọn cách băng qua những dòng xe để sang đường

Thay vì đi trên cầu vượt thì người dân chọn cách băng qua những dòng xe để sang đường

Cô Nguyễn Hoài An đã buôn bán nước trước cổng Bến xe Miền Tây hơn 10 năm nay và chứng kiến không ít vụ tai nạn giao thông do người đi bộ băng qua đường cô cho rằng, bản thân người đi bộ nên có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông của mình:

"Cái đó là an toàn cho mình thôi, mà nhiều người họ ngại, người ta muốn qua cho nó nhanh thì cô nghĩ cái đó là không nên, mình nên cố gắng đi trên những cầu bộ hành mà người ta đã xây dành cho người đi bộ".

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cầu vượt bộ hành bị ‘lạc lõng’ tại TP HCM trong thời gian qua, phóng viên chương trình đã đặt vấn đề tại họp báo thường kỳ kinh tế xã hội TpHCM và được ông Ông Hoàng Phúc Dũng, Phó Trưởng Phòng Khai thác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT cho biết:

"Nguyên nhân cầu vượt bộ hành không phát huy được hiệu quả. Nhiều người dân không sử dụng cầu bộ hành, vẫn giữ thói quen băng đường cho “nhanh” và “tiện” nhưng lại bỏ qua các yếu tố về an toàn giao thông cho bản thân và các phương tiện khác.

Tình trạng lấn chiếm phạm vi xung quanh cầu vượt bộ hành để buôn bán, kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người có nhu cầu. Trước đây có tình trạng các đối tượng tụ tập, sử dụng trái phép các chất kích thích tại một số công trình cầu vượt bộ hành vắng người gây tâm lý e ngại cho người tham gia".

Rác thải nhếch nhác trên cầu vượt bộ hành

Rác thải nhếch nhác trên cầu vượt bộ hành

---

---

Sở GTVT TP.HCM đã nhận thức được tình hình và để phát huy hiệu quả những cầu vượt bộ hành trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, ông Dũng cho biết thêm:

"Đề nghị UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về việc giữ gìn vệ sinh, trật tự khi sử dụng cầu bộ hành ngoài ra và tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông theo đúng Luật Giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Ngoài ra Sở cũng sẽ đề nghị UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra về việc chấp hành Luật giao thông đường bộ trật tự an ninh và vệ sinh môi trường,… đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm".

Nhiều nơi còn xuất hiện cả kim tiêm

Nhiều nơi còn xuất hiện cả kim tiêm

---

---

Để ‘giải cứu’ những cầu vượt bộ hành hiện nay, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, cùng với sự thay đổi ý thức của người dân. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phải đi đôi với việc nâng cao nhận thức cộng đồng, đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng cầu vượt bộ hành.

Chỉ khi đó, những công trình này mới có thể phát huy hiệu quả, góp phần vào việc cải thiện tình hình giao thông và nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị tại TP.HCM.

Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khi xe khách cố định cũng đón tận nơi, vận tải công cộng cạnh tranh cách nào?

Khi xe khách cố định cũng đón tận nơi, vận tải công cộng cạnh tranh cách nào?

Trong bối cảnh vận tải xe hợp đồng càng ngày càng nở rộ, để giữ khách, các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định cũng đẩy mạnh việc đưa đón khách đến bến. Trong khi đó chủ trương của Thành phố là kết nối đối tượng hành khách này chủ yếu bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột khó tiếp cận thi công, làm sao để tháo gỡ?

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột khó tiếp cận thi công, làm sao để tháo gỡ?

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có chiều dài 117,5 km, tổng mức đầu tư gần 21.000 tỉ đồng, được đánh giá là tuyến đường nối rừng với biển, được kỳ vọng là trục ngang kết nối vùng Tây nguyên với duyên hải Nam Trung bộ.

Cấm xe khách theo làn, liệu có giúp lập lại trật tự quanh bến?

Cấm xe khách theo làn, liệu có giúp lập lại trật tự quanh bến?

Để ngăn chặn tình trạng xe khách xếp hàng “diễu phố”, mới đây, đại diện Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất cấm xe khách ở làn ngoài cùng (giáp vỉa hè) đường Phạm Hùng.

Cuối tuần của thú cưng

Cuối tuần của thú cưng

Hôm nay là thứ hai, không biết các bạn đã trải qua một cuối tuần thế nào, có thú vị hay không? Thông thường, dịp rảnh rỗi cuối tuần là thời gian lý tưởng để người trẻ đi hẹn hò hay gặp gỡ bạn bè.

Xem kéo lửa thổi thủy tinh giữa trưa hè

Xem kéo lửa thổi thủy tinh giữa trưa hè

Ra đời từ những năm 1960, đến nay làng nghề thổi tủy tinh ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội đã gần 65 năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm, đến nay vẫn còn một số hộ dân tại đây giữ nghề thổi thủy tinh, làm ra nhiều sản phẩm như ống thuốc, cóng đựng nước, cám cho chim...

Ô nhiễm tiếng ồn từ những chiếc loa thùng

Ô nhiễm tiếng ồn từ những chiếc loa thùng

Trong thời gian qua, đường dây nóng kênh VOVGT liên tục nhận được phản ánh của nhiều hộ dân sinh sống trong khu dân cư Đồng Diều (phường 4, quận 8, TPHCM) về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn từ những chiếc loa thùng công suất lớn.

Giao thông công cộng chuyển đổi xanh: Cần quyết tâm đủ lớn của doanh nghiệp

Giao thông công cộng chuyển đổi xanh: Cần quyết tâm đủ lớn của doanh nghiệp

Mới đây Vinasun taxi chính thức tham gia hành trình xanh hoá giao thông bằng việc đưa vào khai thác hơn 800 ô tô hybrid. Việc 1 doanh nghiệp vận tải lớn có động thái cụ thể hưởng ứng chủ trương xanh hoá giao thông trong thời điểm này cho thấy những chuyển biến hết sức tích cực của cộng đồng doanh nghiệp vận tải.