Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Chỉ 18% nước thải đô thị được xử lý

Nguyễn Yên: Thứ năm 10/10/2024, 06:10 (GMT+7)

Hạ tầng cấp thoát nước là tài sản mà chính quyền các cấp phải đặc biệt quan tâm đầu tư; nhưng cũng cần kêu gọi các mô hình PPP vì sử dụng mô hình PPP trong xử lý nước thải rất có hiệu quả ở nhiều địa phương, nên cái này rất cần nhân rộng và phát huy.

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 06 - 08/11 tới tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề chính "Phát triển ngành Nước Việt Nam - An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập", sự kiện sẽ bao gồm các hội thảo khoa học quan trọng, trong đó bàn về những thách thức của ngành nước trong việc phát triển, sản xuất, kinh doanh, cũng như các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, chính sách về đất đai và vốn đầu tư.

Vậy, vấn đề quản lý và xử lý nước thải đô thị sẽ được quan tâm và đề cập ra sao khi hiện nay, hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt và chỉ có 18% lượng nước thải được xử lý? PV VOV Giao thông đối thoại với ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam về nội dung này.

 

Sông Kim Ngưu, nằm chủ yếu trên địa bàn quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng, từ lâu đã trở thành một hệ thống cống nước thải 'lộ thiên' khổng lồ, quanh năm bốc mùi hôi thối và màu nước đen kịt đặc trưng. Ảnh: Quang Hùng

Sông Kim Ngưu, nằm chủ yếu trên địa bàn quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng, từ lâu đã trở thành một hệ thống cống nước thải "lộ thiên" khổng lồ, quanh năm bốc mùi hôi thối và màu nước đen kịt đặc trưng. Ảnh: Quang Hùng

PV: Thưa ông, một trong những nội dung sẽ được đưa ra thảo luận trong Tuần lễ ngành Nước năm nay là quản lý hoạt động cấp nước và thoát nước. Vậy những vấn đề cụ thể nào sẽ được đề cập trong chủ đề này?

Ông Nguyễn Ngọc Điệp: Công tác quản lý cấp nước, thoát nước liên quan đến cơ chế chính sách của Nhà nước. Trong nhiều năm qua, các hoạt động cấp thoát nước được quy định bởi Nghị định 117 cách đây đã 20 năm nên cần phải có những quy chế, quy định của chính phủ, của các cấp quản lý cho rõ ràng hơn.

Bộ Xây dựng đang xây dựng Luật Cấp thoát nước, Luật này được kỳ vọng sẽ được ra các khung quản lý cụ thể cho các doanh nghiệp, công ty đầu tư ngành nước cũng như cách quản lý, điều hành để đem lại chất lượng dịch vụ nước cho người dân ngày một tốt hơn.

Và đặc biệt có tính đến những khó khăn về biến đổi giá cả, khó khăn về tài chính và biến đổi khí hậu.

PV: Hiện nay, câu chuyện về xử lý nước thải còn chưa được quan tâm đúng mức ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Điệp: Xử lý nước thải đã có những tiến bộ nhất định vì chúng ta đã đầu tư hàng chục nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên các khâu xử lý nước thải vẫn còn nhiều vấn đề: thứ nhất là khâu quản lý thu gom, có những khu vực có nhà máy rồi nhưng không kết nối được với nhà máy xử lý; có những khu vực lại gặp khó khăn để kết nối với việc xử lý nước thải, cái nữa là người dân cũng cần thấy việc đấu nối xử lý nước thải là biện pháp bảo vệ môi trường.

Vừa rồi tôi có đi Indonesia có nhà máy đầu tư cho 10.000 hộ dân, sau 5 năm mới có mấy chục hộ đấu vào nên hiệu quả đầu tư không cao và rõ ràng cần quan tâm đến nhiều vấn đề trong quản lý nước thải.

Cư dân sinh sống cạnh mương nước thải, cũng như người tham gia giao thông trên cầu Long Biên luôn phải ngửi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Ảnh: Quang Hùng

Cư dân sinh sống cạnh mương nước thải, cũng như người tham gia giao thông trên cầu Long Biên luôn phải ngửi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Ảnh: Quang Hùng

PV: Để xử lý nước thải, theo ông, thời gian tới cần những nguồn lực đầu tư ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Điệp: Tôi nghĩ cả Nhà nước và Nhân dân đều phải nghĩ ra các mô hình đầu tư cho hợp lý.

Tất nhiên hạ tầng cấp thoát nước là tài sản mà chính quyền các cấp phải đặc biệt quan tâm đầu tư; nhưng cũng cần kêu gọi các mô hình PPP vì sử dụng mô hình PPP trong xử lý nước thải rất có hiệu quả ở nhiều địa phương, nên cái này rất cần nhân rộng và phát huy.

PV: Ông kỳ vọng là thời gian tới, vấn đề xử lý nước thải sẽ được giải quyết như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Điệp: Tôi kỳ vọng các nhà máy đang xây dựng, đặc biệt là các nhà máy nước thải lớn ở Hà Nội, TP.HCM được đưa vào vận hành sẽ góp phần khắc phục một phần ô nhiễm ở các đô thị lớn.

Ở các địa phương hiện nay cũng đang quan tâm tới các dòng vốn, các dự án để tiếp tục đầu tư xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.

Cẩm nang cao tốc: Lưu ý khi qua điểm đang thi công sửa chữa

Cẩm nang cao tốc: Lưu ý khi qua điểm đang thi công sửa chữa

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.

Sự cố tín hiệu khiến một chuyến tàu metro phải dừng tại ga Ba Son 10 phút

Sự cố tín hiệu khiến một chuyến tàu metro phải dừng tại ga Ba Son 10 phút

Tối 26/12/2024, chuyến tàu mang số hiệu 1700 xuất phát từ ga Bến xe Suối Tiên đi về ga Bến Thành, lúc 18g30 tàu dừng tại ga Ba Son. Trong lúc kiểm tra bộ phận điều khiển tàu nhận thấy có một vài chi tiết trong tín hiệu chưa đúng theo quy trình vận hành và chỉ dẫn kỹ thuật.