Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Xuân Tú: Chủ nhật 22/12/2024, 06:09 (GMT+7)

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Nhằm chia sẻ quan điểm và tìm kiếm lời khuyên cho câu chuyện này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong - nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

PV: Trong bối cảnh người trẻ Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội chi tiêu và đầu tư, theo ông đâu là những sai lầm phổ biến nhất mà họ gặp phải khi quản lý tài chính cá nhân?

TS. Nguyễn Minh Phong: Thế hệ trẻ hiện nay có nhiều đặc điểm khác với thế hệ cha ông. Đó là sự quyết đoán chi tiêu, mạnh dạn ứng tiền cho những nhu cầu mình thích cũng như hay chạy theo xu hướng, thay vì nhìn vào túi tiền và với tinh thần đó thì thường các bạn trẻ hay mắc phải một số lỗi. Ví dụ chi tiêu phong trào, đặc biệt là mua sắm những đồ sang xịn mịn, coi đấy như là một tiêu chí đẳng cấp, nhiều khi bị trả giá cho vấn đề xuống giá, nhưng các bạn trẻ không quan tâm.

Cái thứ hai là mua theo cái gọi là sĩ diện, thấy người khác có thì mình cũng phải có. Đây cũng là một đặc điểm mà khiến cho túi tiền bị tiêu tốn rất là nhanh. Và thứ ba nữa các hoạt động mua sắm cũng như là chi tiêu, nó không có kế hoạch, thường là theo cảm tính, không cân nhắc tới nguồn thu, không phải như là thế hệ trước, tức là “lường thu mà chi”, mà hiện nay chủ yếu là “bóc ngắn, cắn dài” hoặc là coi việc tiết kiệm không phải là cần thiết.

Thứ tư rất quan trọng, đó là các bạn không có kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là không biết đa dạng các nguồn thu, đồng thời là không biết cân nhắc các khoản chi cũng như mức bội chi và đặc biệt là hay lạm dụng thẻ tín dụng, khiến cho sự chi tiêu nhiều khi nó vượt quá khả năng và đặc biệt là nó dễ bị phạm một lỗi kỹ thuật.

Một là nợ tín dụng, hai nữa là chi tiêu quá mức bởi vì không có cảm giác hụt tiền, quẹt thẻ thì nó không có cảm xúc về mặt khối lượng, không hiểu rằng mình đã đưa bao nhiêu và cuối cùng là việc vay nợ đối với các bạn cảm thấy dễ dàng. Trong khi đó thì một trong những nguyên tắc rất quan trọng là phải tránh vay nợ, đặc biệt là lãi suất cao cũng như là phải có tiết kiệm đầu tư lâu dài.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Giáo dục tài chính cá nhân nên bắt đầu từ độ tuổi nào, và nên tích hợp việc giáo dục tài chính cá nhân vào học tập, cuộc sống ra sao?

TS. Nguyễn Minh Phong: Giáo dục tài chính cá nhân là một đòi hỏi, thế giới họ làm được điều đó rất tốt. Ở Việt Nam thì thường là coi nhẹ. Đã đến lúc chúng ta phải coi giáo dục tài chính cá nhân như một trong những kiến thức quan trọng, tạo kỹ năng mềm, có thể giáo dục ngay từ lớp một để cho các bạn ấy có khái niệm về tiền từ đâu ra, quản lý như thế nào, cũng như là những kiến thức để tránh bị lừa đảo hoặc là tránh xem nhẹ đồng tiền.

Và với tinh thần đấy thì trong giáo dục công dân nên có nội dung liên quan đến giáo dục về tài chính cá nhân, còn đối với đại học thì nên giáo dục theo hướng đầu tư, hướng quản lý để làm sao tránh những rủi ro trong đầu tư. Các cơ quan liên quan đến giáo dục thế hệ trẻ cần phải hết sức chú ý bổ sung những kiến thức đào tạo, kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cho thế hệ trẻ bắt đầu từ lớp nhi đồng cho đến thanh thiếu niên, thanh niên và kể cả những người trung tuổi.

Thứ hai nữa là cần phải biên soạn thể chế hóa thành những nội dung chương trình và được duyệt và được khuyến nghị để mà nó tạo một kỹ năng mang tính hệ thống cũng như chuẩn chỉnh, tránh vì chạy theo những kiến thức trên mạng hoặc là những kiến thức cá nhân mà nó bị cực đoan, phiến diện.

Thứ ba nữa là trong quản lý tài chính cá nhân nên dậy không chỉ là phương pháp kiếm tiền, phương pháp tiêu tiền mà còn cả phương pháp tránh được những rủi ro trong quản lý tiền và đầu tư, bao gồm bị lừa đảo trên mạng mà hiện nay các bạn trẻ đang bị rất nhiều vì lòng tham, thiếu hiểu biết hoặc là bị những kỹ nghệ lừa tinh vi.

Cuối cùng thì nên có những sự tập dượt các kịch bản ở các lớp học, ví dụ như hoạt động ngân hàng, ví dụ hoạt động đầu tư, để các bạn trẻ có thêm kiến thức trong thực tiễn, vừa là tránh rủi ro, vừa là làm quen với những kỹ năng về kinh tế số, tài chính số cũng như là các hoạt động chuyển đổi số.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Người trẻ nên ưu tiên học kỹ năng nào trong quản lý tài chính cá nhân để làm chủ tương lai trong một thế giới đầy biến động?

TS. Nguyễn Minh Phong: Chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất là các bạn trẻ cần phải chia thu nhập của mình ra làm ba phần.

Cái này thì kiến thức thế giới nó rất nhiều, có thể chia làm ba phần, năm phần sáu phần, nhưng nguyên tắc chung chia làm ba phần, phần đầu đó là chiếm khoảng trên dưới 50% tổng thu nhập và chi tiêu cho những khoản thiết yếu cơm ăn, áo mặc, xây nhà, xăng xe hàng ngày, những khoản mà công việc thu chi.

Khoản thứ hai là khoản chi tiêu mềm dùng cho những đám cưới hiếu hỉ đột xuất hoặc là những khoản đầu tư cho học tập, phát triển bản thân mình, học tiếng Anh, học thêm những kỹ năng mềm khác.

Thứ ba là khoản đầu tư, khoản này thường chiếm khoảng trên dưới 10 - 15%, có thể tới 20%. Tiết kiệm và đầu tư bao gồm quỹ tiết kiệm bao gồm những khoản đầu tư khác và đảm bảo tính an toàn cao thì ba khoản này nó có thể du di, nhưng cần phải có cả ba khoản.

Nếu ai đó mà coi nhẹ, chỉ chi tiêu thường xuyên mà không chú ý tích lũy thì không bao giờ giàu được. Nhưng nếu chỉ chú ý đầu tư mà không chú ý bảo vệ sức khỏe và phát triển cá nhân thì cũng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội.

PV: Xin cảm ơn ông!

Xuân Tú/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.

Thông tin 'CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu' là không chính xác

Thông tin "CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu" là không chính xác

Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.

Mừng tuổi

Mừng tuổi

Cá nhân tôi cũng cảm thấy tương đối “nản” mỗi khi Tết đến xuân về, nhất là khi nhìn thấy các cháu, các em nhỏ mở phong bì lì xì ra ngay trước mặt mọi người, rồi xem có bao nhiêu tiền, hoặc là cuối dịp Tết, bọn trẻ ngồi đếm xem là năm nay được mừng tuổi bao nhiêu...

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Như VOVGT đã thông tin, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội vừa lắp đặt hàng loạt biển báo tuyên truyền, thông báo mức phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168 , đặc biệt là các hành vi: vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn...