Trụ nước sạch uống tại vòi: Nước chung, không ai tiếc?

Được thí điểm từ năm 2019, các trụ nước sạch uống tại vòi đã trở thành nơi “giải khát” quen thuộc của người dân Hà Nội, tạo điểm nhấn cảnh quan với khách du lịch. Tuy nhiên, sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân đang khiến nguồn nước và các chi phí du

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Vòi hỏng, bồn nước thải tắc. Ảnh chụp tại Nhà thờ lớn Hà Nội

Khảo sát nhiều trụ nước sạch uống tại vòi trên địa bàn Hà Nội, PV VOV Giao thông ghi nhận, tại các địa điểm như vườn hoa Hàng Trống, Nhà thờ lớn, trụ nước không hoạt động, vòi hỏng, bồn thoát nước bị tắc bởi lá cây và đủ loại rác thải. Tại vườn hoa Tây Sơn, chợ Hàng Da, áp lực nước yếu, rất khó sử dụng.

Dù trụ nước sạch chỉ để uống trực tiếp tại vòi nhưng rất nhiều người lại tùy tiện sử dụng cho mục đích khác. Cầm can đựng loại 5 lít để lấy nước, anh Nguyễn Văn Đồng ở phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm phân trần: 'Một bình này lấy phải 20 phút. 2-3 ngày ra lấy một lần. Hè nóng quá lấy ít này về làm đá cho trẻ con uống sạch sẽ hơn'.

Trả lời phóng viên VOV Giao thông, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện thành phố có khoảng 40 trụ nước sạch uống tại vòi ễn phí do các nhà tài trợ lắp đặt, quản lý, duy tu.

Nhiều người thiếu ý thức vứt đủ loại rác thải, thậm chí mổ cá trên trụ nước sạch uống tại vòi

Lý giải tình trạng nước chảy yếu tại một số trụ, ông Lê Văn Luyện, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội - đơn vị quản lý 8 trụ nước uống tại vòi ở quận Hoàn Kiếm cho biết, hệ thống lọc có công suất khoảng 15 - 20 lít/giờ, trong khi nhiều người vô tư xả nước:

'Hằng ngày, Công ty nước sạch số 3 Hà Nội cử một nhân viên chuyên trách đi vệ sinh và kiểm tra tình trạng hoạt động của các trụ. Chúng tôi tự bỏ 100% kinh phí. Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân thường xuyên sử dụng các chai chứa nước có thể tích lớn. Thậm chí còn rửa chân tay, rửa đồ dùng cá nhân, vứt rác, đổ bã chè, thức ăn thừa, mổ cả cá ở trên trụ uống nước tại vòi', ông Luyện cho biết. 

Ông Lê Văn Luyện cho biết thêm, đơn vị bảo dưỡng, sửa chữa khi thiết bị hỏng hóc nhưng không có thẩm quyền xử lý người dân dùng nước sai mục đích. Vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức người sử dụng là rất quan trọng để tránh tình trạng “nước chung, không ai tiếc”.