Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Mỹ Phụng: Thứ tư 10/04/2024, 09:08 (GMT+7)

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Anh Lâm Thanh Tùng (37 tuổi) - giảng viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đã mày mò sáng tạo để tái chế rác thải điện tử thành những chiếc máy hát độc và đẹp. 

PV: Xin chào anh Lâm Thanh Tùng, đầu tiên xin anh cho biết cơ duyên vì sao anh lại có ý tưởng tạo ra những chiếc máy hát từ việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng ạ?

Anh Lâm Thanh Tùng: Đầu tiên là âm nhạc, mình rất là đam mê âm nhạc. Trước đó mình có một cái quán cafe là chuyên về nhạc xưa và một sở thích nữa là thích làm đồ thủ công, lắp ráp hoặc là chế này chế kia. Như vậy lúc đó mình có mở quán cà phê nó tên là La Madame.

Sau khi dịch thì mình đóng cửa quán và lại sử dụng cái đó để mình mình làm máy hát thì mình làm và mình đặt cái tên đó luôn. Cái thứ hai nữa là mình cảm thấy tiếc cho những cái linh kiện tốt lắm.

Ý tưởng tạo ra những chiếc máy hát từ việc tái chế các linh kiện của anh Tùng bắt nguồn từ niềm đam mê với âm nhạc

Ý tưởng tạo ra những chiếc máy hát từ việc tái chế các linh kiện của anh Tùng bắt nguồn từ niềm đam mê với âm nhạc

May mắn là mình tiếp xúc với một vài người bạn là những người đó sưu tầm những cái linh kiện trên ô tô đã cũ và mình lại thích những cái linh kiện đó. Bởi vì nó hát rất là hay nhưng mà nó có vẻ như nó không hợp thời thì mình lại rất là thích cái đó. Nó cho một cái cơ duyên thứ hai đó là một cái vấn đề nữa là mình tiếc cho những cái CD nó bị lãng quên, đi vô trong nhà sách Phương Nam chẳng hạn thì mình thấy nó còn rất là nhiều cái CD hay nhưng mà giá người ta rất là rẻ, chẳng qua là do người ta không còn mua, không còn nghe nữa thì tổng hợp tất cả những cái điều trở lại thì nó làm cho mình là cảm thấy là muốn làm cái việc gì đó.

Cho nên mình mới tạo ra những cái chiếc máy của La Madame thì đó là cái lý do cũng như là những cái cơ duyên mà mình làm nên.

PV: Những nguyên vật liệu để chế tạo máy được lấy từ đâu? Hay nói cách khác là việc tạo ra bộ máy hát La Madame đã giúp thiết bị nào khỏi rơi vào cảnh xả rác điện tử vào môi trường ạ?

Anh Lâm Thanh Tùng: Cái nguồn chủ yếu của mình đó là những cái đầu trên video tô mình tìm và mua rất là nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như những người sưu tầm hoặc là những cái gara là trên mạng hoặc nôm na là sẽ dạo vòng chợ Nhật Tảo, mặc dù là gia Nhật Tảo thì phải bỏ công rất là nhiều cái vì rác điện tử vào đó nó nhiều lắm, để lựa ra được một sản phẩm mà còn mới thì hoặc là còn sử dụng tốt thì đó là điều rất là khó. Nhưng mà bản thân mình rất là thích đi chợ Nhật Tảo, bởi vì lý do là đôi khi đi mình có những cái món hàng nó lạ lạ mà có vẻ như là nó rất là rẻ.

Bây giờ đối với họ thì nó không có giá trị nữa, nhưng mà đối với mình thì rất là có giá trị và nó mang đến một cái một cái sức sống mới cho cái đồ mà người ta đã bỏ đi. Ví dụ chúng ta mua xe 2015, 2016 thì sau khi mà tháo một cái đầu CD ra người ta sẽ lắp cái màn hình vô.

Cho nên là có những người trữ lại rất là nhiều. Cái máy hát của La Madame thì chủ yếu là sẽ sử dụng cái đầu trên ôtô. Của những hãng khá nổi tiếng. Nói chung là chất lượng nó còn khá là tốt luôn. Thì bên cạnh những cái đó thì mình sẽ sử dụng những cái củ loa của tivi cổ. Có thể ra nó tìm nó hay thì mình sẽ ráp tất cả mọi thứ lại và mình đánh giá từ từ để đưa ra một cái, một cái sự kết hợp tối ưu nhất để mình lắp thêm cái máy của mình.

10

Thật ra là mình không có dám nói là mình góp phần bảo vệ môi trường. Nhưng mà càng làm thì mình lại càng thấy cái hay ở những linh kiện bỏ đi này. Giống như lúc đầu mình đã nói, có những cái là nó không có giá trị nếu mà chúng ta không không tìm cách để chúng ta giữ gìn hoặc là phát huy nó.

Còn tất cả những linh kiện này thì đều có thể tái sử dụng được. Cho nên là nếu cố gắng thì chúng ta sẽ mang lại một cái giá trị mới, một chiếc áo mới cho nó và nó lại đổi đời so với những cái từ gọi là rác thải điện tử.

PV: Sản phẩm được anh tạo ra có những công dụng như thế nào ạ? 

Anh Lâm Thanh Tùng: Về cái công dụng thì mình không có dám đảm bảo là mình tạo ra một cái âm thanh tuyệt vời gì đó thì chắc chắn là không dám. Nhưng mà mình tin chắc đó là cái máy của mình tạo ra thì đó là một cái món đồ thủ công trưng bày đẹp trong không gian nội thất và mang đến một cái chất âm mà nó thỏa mãn được cái người sống trong cái không gian đó.

PV: Với đôi tay khéo léo và tư duy sáng tạo thì không chỉ tạo ra những chiếc máy hát “độc nhất vô nhị” mà còn giúp góp phần giảm thiểu được rác thải điện tử. Qua chương trình anh muốn nhắn gửi thông điệp gì trong việc bảo vệ môi trường đối với mọi người? 

Anh Lâm Thanh Tùng: Mình chỉ mong một điều là mong muốn được nhiều người biết đến sản phẩm của mình để thấy được một điều là tất cả những gì nó đều có cái giá trị riêng của nó. Nếu như chúng ta nhìn thấy được giá trị đó và những cái linh kiện điện tử đã qua sử dụng hay là những rác thải điện tử hoặc là năm nay chúng ta bắt gặp ở đâu đó một cái thiết bị gì đó thì mình nghĩ là nếu như chúng ta nhìn thấy được cái giá trị của nó.

Chúng ta sẽ tìm cách để hồi sinh hoặc cho nó một cái bộ áo khác mới để cho nó trở thành một cái sản phẩm gì đó nó tốt đẹp hơn rất là nhiều.

Một số máy hát của La Madame được trưng bày

Một số máy hát của La Madame được trưng bày

Còn nếu như cảm thấy mà nó không còn giá trị nữa thì chúng ta lại tái chế nữa, chúng ta không có tái sử dụng được thì chúng ta lại tái chế nó. Cho nên khuyên thì mình không dám khuyên, nhưng mình mình có thể nói là trong tất cả mọi việc nếu đam mê thì nên làm đến cùng và cảm thấy mà cái việc gì mà chúng ta vẫn có thể nghiên cứu để sử dụng nó một cách hiệu quả hơn thì chúng ta nên nghiên cứu nó để chúng ta sử dụng nó.

Cái việc đó là vừa giúp cho bảo vệ môi trường, cái thứ hai nữa giúp cho chúng ta cảm thấy là có một điều gì đó để tốt đẹp hơn cho cuộc sống này

PV: Cảm ơn anh Tùng rất nhiều vì đã dành thời gian chia sẻ cùng chương trình!

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn