Thí điểm thiết bị vớt rác trên kênh rạch

Nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện lưu thông đường thuỷ, đặc biệt vào đầu mùa mưa, khi lục bình sinh trưởng mạnhảnh hưởng đến giao thông trên các tuyến đường thủy, TPHCM đang thí điểm thiết bị vớt rác, vật trôi trên sông sử dụng công nghệ mới nhằm tăng năng

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa: Báo TN&MT

Vừa qua, trung tâm quản lý đường thủy phối hợp với Công ty CP công trình giao thông Sài Gòn đã cho vận hành thiết bị công nghệ mới trong việc thu gom rác trên sông Vàm Thuật, tại cầu Bến Phân (quận Gò Vấp, TP.HCM).

Hệ thống vớt rác trên sông đang được thử nghiệm được đầu tư hơn 20 tỷ đồng gồm 5 thiết bị: một sà lan có khoang chứa rác lớn; một cẩu gắp rác lớn nằm trên sà lan nhằm xử lý các khối rác lớn hai bên bờ. Ở giữa sông là một tàu có băng tải lớn có ngàm xòe ra hai bên để vớt rác được giúp sức bởi hai tàu vớt rác nhỏ, chuyên đi thu gom rác trôi nổi. Anh Huỳnh Văn Tuấn – Thuyền trưởng tàu vớt rác trên sông chia sẻ: “Hồi lúc mới về đây coi như toàn bộ mặt sông rác đầy hết, làm mấy tháng nay thì cũng trống rất nhiều. Cải thiện khoảng 80%-90% so với lúc trước.”

Mỗi ngày hệ thống máy móc này vớt được từ 35-40 tấn rác. Theo chia sẻ từ ông  Phạm Quỳnh - Công ty CP công trình giao thông Sài Gòn thì rác trên sông chủ yếu là lục bình và rác sinh hoạt do người dân thải ra: “Khoảng 70% là rác lục bình rong cỏ trôi nổi, còn lại là rác sinh hoạt. còn những ngày mưa lớn thì nước từ trong kênh rạch trôi ra rất nhiều, rác trôi sinh hoạt trôi theo cũng nhiều lắm.”

Về những khó khăn khi vận hành thiết bị này, ông Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý bảo trì, Trung tâm quản lý đường thủy chia sẻ: “Ngoài những loại rác trôi nổi và lục bình thì có các loại rác kích thước lớn như chăn, nệm, bàn, ghế gây khó khăn trong quá trình vớt rác. Ngoài ra, bờ sông không thẳng và bằng phẳng nên việc tiếp cận của máy cũng gặp khó khăn.”

Bên cạnh đó ông Hải cũng cho biết, trước mắt công nghệ này sẽ được áp dụng ở các tuyến giao thông thuỷ, đi tuyến nào sẽ tập trung vớt sạch rác trên đoạn sông đó và cuốn chiếu trên toàn tuyến sông. Nếu triển khai hiệu quả, mô hình này sẽ được nhân rộng trên nhiều tuyến kênh rạch khác.