Thầy giáo làm túi xách từ bao mì gói

Rác thải là mối đe dọa gây ô nhiễm môi trường nhưng nếu biết cách tái chế và sử dụng hợp lý, rác sẽ trở nên rất ích cho đời sống. Anh Lê Quốc Toàn - giáo viên trường Tiểu học – Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, TP. Sóc Trăng đã chứng minh điều đó bằng việc

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Thầy giáo Lê Quốc Toàn đã tái chế thành công nhiều mặt hàng “handmade” khác nhau như túi, gối, ví, khăn... từ bao mì gói

PV: Ý tưởng làm túi xách bằng vỏ mì gói đã hình thành ra sao và anh đã bắt tay thực hiện những sản phẩm đầu tiên từ khi nào?

Thày giáo Lê Quốc Toàn: Ý tượng này nó có hồi lúc đi học trung cấp, năm 2003. Nhưng sau này đi công tác rồi đến năm 2014 mới lên kế hoạch cụ thể. Làm luôn là từ năm 2014.

Lúc đó ở trường có căn-tin rồi mà bao mì này thì hàng tuần người ta đem bỏ không vậy đó. Toàn mới suy nghĩ là thôi mình cứ thử se rồi đan như kiểu lục bình hồi xưa mình đi thực tế. Làm thử thì nó lại được rồi bắt tay vào làm luôn.

PV: Anh đánh giá như thế nào về độ bền của những chiếc túi xách tái chế này?

Thày giáo Lê Quốc Toàn: Nó rất bền vì cái túi đầu tay từ năm 2014 mà đến nay 2021 là 7 năm rồi mà nó vẫn bền. Nó không bị phai màu. Màu nó vẫn đẹp như lúc ban đầu luôn mà nó chắc.

PV: Để có được một chiếc túi xách với màu sắc bắt mắt và họa tiết trang trí tỉ mĩ như thế này thì quy trình thực hiện như thế nào?

Thày giáo Lê Quốc Toàn: Cái đầu tiên là mình mua vỏ mì về, xong rồi mình cắt thành dạng như hình chữ nhật. Đó là công đoạn sơ chế. Tiếp là se, se là khó khất, se sao cho các ống mình nối được với nhau để khi đan giấu được cái mối. Rất là khó. Rồi tiếp là đan, đan rất là khó. Nó giống như lục bình vậy nhưng cứng hơn. Khi đan rất đau tay và nó khó bẻ nếp hơn lục bình.

Vì vậy giai đoạn đan là quan trọng nhất. Đan xong thì mình may ruột. Mình ráp vô may ruột bên trong. Giai đoạn 4 khi ruột xong rồi mình ráp vô túi ban đầu. Cuối cùng là trang trí: kết cườm, vải, ren… nhiều loại lắm.

PV: Hiện nay, các sản phẩm làm từ vỏ mì gói không chỉ là túi xách mà còn có hộp đựng quà, hộp trang trí và định hướng làm tranh trong tương lai. Vậy anh muốn chia sẻ thêm điều gì từ chính ý tưởng độc đáo này của mình?

Thày giáo Lê Quốc Toàn: Mục đích mình nhắm tới là bảo vệ môi trường. Môi trường biến đổi quá rồi. Một năm như vậy có quá nhiều thiên tai, dịch bệnh. Lượng rác thải mỗi ngày lại một nhiều thêm nên Toàn muốn nhắc nhở mọi người ý thức bảo vệ môi trường là cái thứ nhất.

Cái thứ hai để tạo ra một nghề mới mà mình có thể kiếm thu nhập từ rác bỏ đi. Hai cái mục đích lớn mà Toàn muốn gửi đến qua bộ sưu tập là vậy đó.

PV: Xin cảm ơn anh!