Thành phố tôi yêu: Đau lòng cảnh 'tận diệt' thủy sản

Mặc dù bị pháp luật cấm nhưng mỗi khi thủy triều xuống, nhất là sau những cơn mưa, nhiều người đã sử dụng bộ dụng cụ chích điện công suất lớn để khai thác thủy sản. Với kiểu đánh bắt “giết nhầm còn hơn bỏ sót này”, không những hệ sinh thái bị hủy hoại mà

Nhiều đối tượng thường xuyên dùng xung điện sục sạo quanh bến đò An Phú Đông. Ảnh: CATPHCM

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Ghi nhận của phóng viên VOVGT tại tuyến Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Quận Bình Thạnh (TP.HCM) lúc 16h,  một người đàn ông ngồi trên chiếc xuồng, dùng lưới giăng khắp các ngõ ngách dưới gầm cầu Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn nối quận 1 với quận Bình Thạnh, khoảng 20 phút sau ông bơi xuồng ra giở lưới bắt cá.

Sau hơn 1 giờ quần thảo tại đây, người đàn ông này đánh xuồng chạy ra sông Sài Gòn.

Đến 21h cùng ngày, tại rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh, một thanh niên khác trên chiếc xuồng máy xuất hiện bơi sát bờ để tìm cá, được một lúc thì người này cho xuồng chạy về hướng quận Tân Bình. Chiếc xuồng chạy qua cầu Trần Khánh Dư (Quận Phú Nhuận) thì dừng lại. 

Với chiếc đèn pin nhỏ đội trên đầu anh ta bắt đầu chích cá dọc bờ kênh. Những con cá bị dòng điện phóng trúng nhanh chóng nằm gọn trong vợt.

Một người chích điện cho biết:

 

“Thì cái này chích thì chích ngầm thôi, thì mình đưa hai vợt xuống, có cá là nó rung điện của nó liền”.

Bất chấp biển báo cấm, băng rôn tuyên truyền, hoạt động đánh bắt trái phép vẫn diễn ra ngang nhiên. Anh Kiệt sống tại đây hơn 6 năm thường xuyên bắt gặp những hình ảnh này tỏ ra bức xúc:

 

Người ta đánh bắt cá câu hoặc chích điện vào những thời điểm vắng người nhất. Mình cảm thấy bức xúc cho sự phá hoại môi trường mà bao nhiêu người đã góp công mà bây giờ vì lợi ích cá nhân mà họ khai thác để bán kiếm những đồng bạc lẻ, trước mắt mình thấy nó đơn giản thôi nhưng hệ lụy của nó thì lớn lắm.

Sau cơn mưa hoặc lúc thủy triều xuống, nhiều người dùng xung điện đánh bắt cá trái phép. Ảnh: CATPHCM

Những tấm biển cấm câu cá được chính quyền địa phương đặt dọc hai bờ kênh, nhưng có lẽ cũng để cho … có. 

Khi liên lạc với số điện thoại đường dây nóng được cung cấp trên băng rôn, chúng tôi đã nhận được câu trả lời khó mà thêm lời bình luận nào. 

 

Cần có biện pháp xử lý mạnh đối với trường hợp này, bởi vì chúng tôi làm công tác bảo vệ trên này buổi tối thường có 5 đến 7 cái ghe  dùng chày, dùng lưới, dùng bình ắc quy để dí điện, thì chúng tôi cũng nhắc nhở. Bởi vì phạm vi chúng tôi đâu được la ó, rồi gọi Công an phường thì họ tổ chức ra, nhưng ra bên này còn bên kia thì chịu thôi bất lực.

Trước thực trạng trên, chúng tôi đã tìm đến Chi cục thủy sản TP HCM để mong muốn nhận được câu trả lời trực tiếp từ phía cơ quan chức năng.

Ông Vũ Đình Hiển – Phó cục trưởng chi cục thủy sản TP. HCM đã cho biết:

 

Trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm về nguồn lợi thủy sản này thì các đối tượng tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành khác và có những việc làm không ổn định. Đây chỉ là số ít, tuy nhiên Chi cục cũng phối hợp với các địa phương để tuyên truyền đối với các đối tượng này.

Và các con kênh tại Sài Gòn chưa kịp xanh đã tiếp tục bị đe dọa…