Tăng cường các giải pháp về nhà vệ sinh công cộng ở đô thị

Hệ thống nhà vệ sinh công cộng khu vực đô thị theo hướng giảm thiểu ô nhiễm, thân thiện với thiên nhiên… là một công trình luôn được các địa phương hướng tới. Ngoài việc tạo thêm vẻ mỹ quan thì công trình này đáp ứng một phần rất lớn nhu cầu tự sản tự tiê

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa: NLĐ

Tại đảo ngọc xinh đẹp TP Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang, nơi mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng của Miền Tây, tính đến tháng 01/ 2021, Phú Quốc đã thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư với 328 dự án. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Phú Quốc đón khoảng 7 triệu lượt khách với tổng thu ngân sách từ ngành công nghiệp không khói này giao động từ 15 đến 20 ngàn tỉ/năm. Tại đây có hệ thống chợ đêm mua bán tấp nập và được trang bị hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nhà vệ sinh công cộng ễn phí cho khách du lịch tham quan. Tuy nhiên theo người dân sinh sống tại phường Dương Đông cho biết, rất ít nơi tại Phú Quốc được trang bị hệ thống nhà vệ sinh công cộng. Nếu có thì phần lớn cũng là nhà vệ sinh không kiên cố. Anh Nguyễn Hoàng Xuân, ngụ tại phường Dương Đông cho biết:

Phát triển du lịch thì nhu cầu lớn lắm chứ, các dự án đầu tư công viên, chợ… đều có hạng mục nhà vệ sinh công cộng nhưng không thấy làm. Nếu làm thì cho có vậy đó, giống như kiểu tiền chế vậy đó chứ không phải kiên cố. 

Mới đây, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp trực tuyến, nghe Tổng cục Môi trường báo cáo hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp về nhà vệ sinh công cộng ở đô thị. Trong đó có một nhiệm vụ là tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ trong đầu tư, quản lý, vận hành nhà vệ sinh công cộng khu vực đô thị theo hướng thông nh, xanh - sạch - đẹp, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo mỹ quan, sinh thái, thân thiện với thiên nhiên, phù hợp văn hóa địa phương. Bởi nếu như hệ thống vệ sinh công cộng được xây lắp theo thiết kế tiền chế thì rất ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 

Về vấn đề này, ông Đoàn Hữu Thắng – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang cho biết, về quyết định có xây thêm hệ thống nhà vệ sinh công cộng hay không là do UBND cấp thành phố, quận, huyện quyết định. Phía Sở chỉ tư vấn về kĩ thuật đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Đoàn Hữu Thắng cho biết: 'Quản lí nhà nước thì không có đầu tư lĩnh vực này. Công nghệ tiên tiến hiện nay là đọc sách báo… thì thấy là người ta đầu tư sẵn và mình chỉ mua về lắp ráp thôi'.

Hiện Phú Quốc đang tái khởi động lĩnh vực du lịch với mục tiêu bắt đầu từ tháng 10/2021 sẽ đón trung bình 2 – 3 triệu lượt khách/tháng. Thiết nghĩ trong giai đoạn tạm “đóng băng” vì dịch bệnh hiện nay là thời gian để Phú Quốc từng bước hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó có hệ thống nhà vệ sinh công cộng. 

TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng cũng là một đô thị sầm uất với nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Mỗi năm TP này thu hút trung bình 1,7 triệu lượt du khách. Xác định du lịch là kinh tế mũi nhọn nên ngay từ ban đầu, hạ tầng phục vụ của TP Sóc Trăng đã trang bị đủ các điều kiện để thu hút khách tham quan.

Ông Nguyễn Văn Quận – Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng cho biết: 'Vệ sinh lưu động có người trực ở đó thì TP Sóc Trăng có 4 -5 cái cửa ngõ, quảng trường, sân bóng, chợ… đều có. Mình đã xây từ lâu rồi'

Thực tế tại các đô thị hiện nay, nhu cầu của người dân đối với loại hình nhà vệ sinh công cộng là khá lớn, nhất là đối với các tiểu thương, người bán hàng rong không cố định, người qua đường, khách du lịch tham quan… Tuy nhiên, số lượng phục vụ còn giới hạn và kĩ thuật phần nào chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đang dự thảo kiến nghị sẽ huy động nguồn lực, tăng cường xã hội hóa trong đầu tư, vận hành nhà vệ sinh công cộng khu vực đô thị. Tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng và tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm các tổ chức, các nhân vi phạm.