Tái sử dụng túi nilon, cách để tiết kiệm tiền bạc và giảm ô nhiễm môi trường

Hiện TP.HCM phải xử lý khoảng hơn 9.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, cao điểm có thể lên đến 11.000-12.000 tấn/ngày, tăng khoảng 5%/năm. Khi mục tiêu phân loại rác tại nguồn “đổ vỡ” đã nhiều năm, người dân cần phải làm gì với một mớ hỗn độn của nhà mì

Ảnh nh họa

Đồ ăn thức uống, giấy, chai lọ, quần áo cũ, … - tất cả cho vào một túi và đích đến của chúng là những bãi rác đầy ụ được đốt hàng đêm. Nếu bạn có ý thức về điều này ngay từ lúc bạn phân loại và vứt rác thì không những bạn đã làm một việc có ích cho môi trường mà đâu đó còn cho cả túi tiền của bạn. 

Với ưu thế “vượt trội” của mình, nhựa được sử dụng thường xuyên trong các hộ gia đình. Hầu hết các loại chai lọ trong nhà bạn đều bằng nhựa. Rau củ quả, đồ ăn, thiết bị, … đều được gói bằng túi nilon. Chỗ này túi nilon, chỗ kia cũng túi nilon Đừng quên nilon cũng là nhựa nhé. Và nhựa thì hoàn toàn có thể tái chế để tái sử dụng.

Có rất nhiều cách, bạn có thể tái chế các túi nilon bằng cách đưa chúng đến một cơ sở tái chế (Ngay ở TP.HCM thôi, rất nhiều điểm nhận đồ tái chế); bạn cũng có thể sử dụng lại chúng ở nhà hoặc làm đồ thủ công như làm đồ chơi, nhồi vỏ gối, giỏ đồ tiện lợi… 

Đừng coi thường những việc nhỏ như vậy, bởi nó thực sự mang lại những hiệu quả lớn lao như giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm khai thác tài nguyên, tiết kiệm tiền bạc. Và một “món quà” tinh thần mà bạn không thể đong đếm đó là giá trị giáo dục mà những thành viên trong gia đình bạn được thụ hưởng. 

Còn giấy thì sao? Chúng ta đau lòng vì những cánh rừng nguyên sinh bị đốn hạ. Giấy có thể được tái chế khoảng 5 lần và cứu được những cánh rừng đó.

Hãy kiên trì phân loại giấy với các loại rác bỏ đi. Bất kể là một quyển sách, tờ báo cũ, giấy vẽ của con bạn, túi gói hoa, vỏ hộp trứng, hay bìa cứng … mỗi một mẩu giấy được tái chế, đều tốt cho môi trường. Sách cũ có thể quyên góp, bán hoặc đổi lấy cây xanh.

Rất nhiều nhóm bạn trẻ đã và đang hoạt động trong lĩnh vực đổi rác lấy cây này, nên đừng ngần ngại tìm đến và chia sẻ. 

Thay vì phải đi “khắc phục” hậu quả, cách mà bạn có thể làm ngay bây giờ, đó chính là TỪ CHỐI – Từ chối túi nilon, hộp đựng nếu bạn không thực sự cần; từ chối ống hút nhựa (hoặc hay đổi thói quen); và nhớ mang theo một chai thủy tinh để đựng nước khi ra ngoài. 

Mẹ Trái đất sẽ cảm ơn bạn vô cùng vì bạn đã không trút gánh nặng.