Ô nhiễm không khí có thể gây thêm 7 loại bệnh tự miễn

Tại Hội thảo quốc tế “Mô hình hóa tác động của không khí ô nhiễm và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng tại TP.HCM - HEALTHY AIR 2022”, các chuyên gia đã chỉ ra các nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng ở TP.HCM khiến cho hơn 1.300 người tử vong/năm.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm rất lớn của gần 100 đại biểu là cán bộ từ các Sở Ban Ngành, các chuyên gia đến từ các Đại sứ quán Mỹ, Pháp, các nhà khoa học và chuyên gia đến từ các trường, viện, cơ quan nghiên cứu, các bác sỹ và nhân viên y tế từ các bệnh viện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật…..

Các chuyên gia, bác sĩ lên tiếng cảnh báo, đồng thời chỉ ra những biện pháp để người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình, tránh bị nhiễm bệnh trong những ngày không khí bị ô nhiễm ở mức có hại cho sức khoẻ.

PGS.BS. LÊ THỊ TUYẾT LAN, Chuyên gia Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ thông tin tại Hội thảo: 'Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nặng nề lên sức khoẻ người dân, đặc biệt là bệnh nhân hen suyễn, hoặc bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân tim mạch, và nó có thể gây ra ung thư ở toàn bộ các cơ quan trên cơ thể. Và thông báo mới nhất năm 2022, nó còn có thể khởi phát 7 loại bệnh tự ễn'.

TS. Ricardo Simon Carbajo phát biểu tại Hội thảo

Các đại biểu tham gia đã có những trao đổi, thảo luận để làm rõ các vấn đề trong dự án Healthy Air - Dự án được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Ireland và Bộ Ngoại giao Ireland, nhằm giảm nhu cầu của con người, tăng các hành động vì khí hậu và tăng cường công tác quản lý.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng đưa ra các phân tích ứng dụng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm soát và dự báo nhiễm không khí, hiện đang còn khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Ngoài ra, các đại biểu cũng quan tâm đến những chính sách và hoạt động cấp bách mà TPHCM cần phải thực hiện để giảm ô nhiễm không khí và tăng cường sức khỏe của cộng đồng. 

TS. Ricardo Simon Carbajo - Giám đốc Trung tâm Đổi mới và phát triển, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Đại học Dublin, Ailen và Giám đốc Dự án HealthyAir đã cung cấp các thông tin chung, quá trình triển khai và những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện dự án “HealthyAIR”.

'Dự án của chúng tôi dựa trên ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để đưa các cảnh báo về ô nhiễm không khí hàng ngày, hàng tuần và các vấn đề ô nhiễm tại TP.HCM.

Đặc biệt chúng tôi đã đưa vào sử dụng App HealthyAir giúp người dân nhận biết về các chất lượng không khí.

Ứng dụng sử dụng dữ liệu thông tin từ 6 trạm quan trắc. Điều đó sẽ giúp cung cấp thông tin và đưa ra các khuyến nghị chính sách làm thay đổi và giảm thiểu các phương tiện cơ giới cá nhân nhằm giảm sự tác động của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ.

Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra được các giải pháp nhằm cải thiện vấn đề ô nhiễm không khí tại TP này' TS. Ricardo Simon Carbajo nói biết.

Ô nhiễm không khí nói chung và phơi nhiễm các vật chất siêu nhỏ nói riêng hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các rủi ro về sức khỏe bệnh tật. Ảnh nh họa

Theo TS. Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (ĐHQG TP.HCM), Đồng Giám đốc Dự án HealthyAir, tình hình ô nhiễm không khí ở TP.HCM gia tăng khi TP trở về hoạt động bình thường sau thời gian dịch bệnh. Bởi vậy, việc ra đời một ứng dụng giúp người dân nhận biết chất lượng không khí nơi mình sống sẽ giúp cộng đồng chủ động phòng tránh và có những hoạt động phù hợp.

'Chúng tôi lắp đặt được 6 trạm đo liên tục cho 6 trắc. Hiện giờ App đã được đưa lên kho ứng dụng của Google Play, hệ điều hành Android và hệ điều hành IOS, có thể download trực tiếp để xem chất lượng không khí nơi mình ở và không khí trong 12-24h tới.

Đây là công trình dự báo quy mô đầu tiên của Việt Nam mà chúng tôi với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng người dân TP và hoàn toàn ễn phí', TS. Hồ Quốc Bằng cho biết.

TS Hồ Quốc Bằng cũng đề xuất TP.HCM nên kiểm soát ngay khí thải xe máy bằng cách loại bỏ những xe gắn máy cũ nát, thực hiện việc kiểm tra khí thải xe gắn máy.

TP cũng nên xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng không khí từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.