Nỗi lo rác thải nhựa khi dịch vụ ăn uống duy trì bán mang về

Dịch vụ ăn uống phải duy trì hình thức bán mang về trong giai đoạn này. Xu hướng chuyển đổi phục vụ khách hàng trực tuyến tiếp tục nở rộ trong tương lai gia tăng lo ngại về gánh nặng môi trường và thói quen giảm thiểu rác thải nhựa, nilon của người dân vừ

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa: Thanh Yến

Dù chỉ được mở bán mang về, các cửa hàng trà sữa trên đường Thanh Niên, Hà Nội luôn trong tình trạng cháy hàng. Đây là mặt hàng được nhiều khách đặt qua mạng, thậm chí tới tận nơi xếp hàng để được thưởng thức sau thời gian dài giãn cách:

'Thèm trà sữa quá nên em mua mang về. Cốc ly nhựa em nghĩ sẽ nhiều hơn. Cũng có thể gọi là tiện vì không phải lúc nào cũng sẵn cốc để mang đi được'.

Các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống cũng tung ra nhiều gói khuyến mại để thu hút khách hàng quay trở lại. Trong khi đó, không ít cơ quan công sở còn có chính sách tặng nhân viên thẻ mua đồ ăn, đồ uống qua ứng dụng giao hàng làm quà ngày đi làm trở lại.

Bạn Lê Hữu Việt, ở Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng thẻ để thử các món mới: 

Em khá nhiều việc cần cái gì đấy ăn nhanh để làm việc tiếp. Bình thường em sẽ đặt quán quen nhưng nay em chọn món khác ở bên Nghĩa Tân. Quán mới đóng gói rất cẩn thận cũng là hình thức PR sản phẩm. Bún bò Huế có một hộp nhựa riêng đựng nước, một túi bóng riêng đựng bún, nhân, túi riêng đựng rau, gia vị, đũa thìa.

Trung bình, một đơn hàng giao đồ ăn mang về có ít nhất 5 chất thải nhựa rắn. Nhưng các cửa hàng ăn uống được mở cửa trở lại sau thời gian dài không tính toán mỗi ngày đã sử dụng bao nhiêu túi nilon, nhựa một lần. Việc này khiến cho lượng rác thải nhựa vốn đã nhiều nay lại càng nhiều thêm.

Ông Tuấn Anh, chủ cửa hàng bún cá ở Đặng Tiến Đông, Hà Nội cho biết:

'Đóng gói mang đi lích kích mất thời gian tuy nhiên vẫn phải làm, chấp nhận vì không được ngồi tại chỗ. Mang về một bát thì lắm thứ đồ lắm. Dân văn phòng lấy gì mà người ta đựng phải lấy hộp nhựa cho người ta'. 

Trước khi bước vào làn sóng dịch thứ tư, có đến 75% người dân sống ở TP.HCM và Hà Nội sử dụng dịch vụ ăn uống trực tuyến. Giờ đây, việc buôn bán của các cửa hàng chỉ trông chờ vào hình thức bán mang về khiến nhiều người dù nhận thức rõ tác hại của rác thải nhựa với môi trường nhưng vẫn quay lại thói quen lạm dụng sản phẩm nhựa.

GS.TS. Đặng Kim Chi - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường nhận định: 'Đúng là có hoạt động bảo vệ môi trường trước diễn biến của dịch bị ảnh hưởng. Các hoạt động thân thiện môi trường trong trường học, tổ chức thanh niên, phụ nữ bị dừng lại. Cơ quan chính quyền địa phương nhắc nhở, tuyên truyền quan tâm tới vấn đề rác thải, bảo vệ môi trường'.