Nhựa một lần tràn lan khu ăn uống ở trung tâm mua sắm

Trước khi tạm đóng cửa vì dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, khu ẩm thực tại các trung tâm thương mại luôn là địa điểm đông khách không chỉ dịp cuối tuần.

Với hàng trăm món ăn nhanh phục vụ tại chỗ, khu ăn uống cũng là nơi được PV VOVGT ghi nhận xả rất nhiều rác nhựa một lần.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Một tháng vài lần, dù ở quận Cầu Giấy, chị Vũ Thị Thu cùng gia đình cũng lặn lội sang Trung tâm mua sắm tận Hà Đông hoặc Long Biên để ăn sushi hoặc mua mang về. Đáp ứng khẩu vị đa dạng của khách hàng, quầy sushi ở đây có tới hơn chục vị, mỗi ếng bọc riêng nilon để đảm bảo vệ sinh, khách ăn sẽ tự chọn vào một chiếc hộp nhựa.

Nếu mua mang về sẽ kèm thêm túi nilon và dụng cụ ăn uống một lần. Giá rẻ, tiện lợi và hợp khẩu vị, đó là lý do chị Thu lựa chọn khu ẩm thực này:

'Lúc nào đến đây chơi sẽ ăn. Nếu nói về sushi thì thích ăn ở đây nhất. Nó khá là tiện vì mỗi lần ăn thì bóc cái ra là ăn, lựa nhiều vị, hợp vệ sinh. Ăn xong các cái nilon vứt vào thùng rác thôi', chị Vũ Thị Thu nói

Ảnh nh họa

Những quầy hàng khác như pizza, gà rán, kebab, đồ ăn Việt, quầy tráng ệng… ở khu ẩm thực cũng chung mô hình bán hàng. Hộp xốp, đồ nhựa được sử dụng khắp mọi nơi bởi nhu cầu phục vụ ăn nhanh, tiện cho khách đi mua sắm hoặc lặn lội từ xa tới.

Có những ngày khu ăn uống đông tới mức nhóm học sinh cấp ba này phải đứng để ăn: 

'Thiếu ghế bọn em phải đứng. Toàn đồ dùng một lần xong bỏ đi. Mấy cô lao công đi dọn mấy cái thùng rác suốt. Nó tiện, ăn xong vứt luôn không phải dọn'.

'Em thấy giá 30 nghìn thì cũng khá ngon, tiện nhưng chưa được bảo vệ môi trường cho lắm. Mọi người ý thức khá tốt phân loại rác nhưng vẫn có người ăn xong vẫn để nguyên trên bàn. Số lượng rác này rất nhiều'.

Khi nhu cầu mua sắm ngày càng phát triển, các trung tâm thương mại lại tích hợp khu vui chơi giải trí, ăn uống với sức chứa lên đến hàng nghìn người một ngày. Đây chính là lý do cần phải đảm bảo nhu cầu về vệ sinh, sạch sẽ đồng nghĩa với việc đồ nhựa một lần, nilon sử dụng tràn lan.

Dù nhiều quầy hàng cũng có giải pháp thay thế nhưng giá thành mỗi sản phẩm sẽ khiến khách hàng đắn đo hoặc từ chối sử dụng. 

Trước khi tạm ngừng phục vụ tại chỗ vì dịch COVID-19, các khu ẩm thực đông khách cả trong ngày thường khiến nhân viên làm việc cật lực để phân loại, dọn dẹp rác. Và lượng rác sau hoạt động ăn uống được tính bằng những chiếc túi 20 cân.

Một nhân viên cho biết: 'Đông khách thì nhanh lắm. Hôm nay độ 3 tiếng được 15 túi. Chủ nhật thì khoảng 40 túi. Cái này do bên vệ sinh chuyển vào thùng rác. Mình phân loại như này thôi'.

Mỗi ngày hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon nhưng chỉ khoảng 11% trong số đó được thu hồi tái chế. 

Để giảm thiểu túi nilon và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng tại Hà Nội, các trung tâm thương mại, siêu thị đã chung tay kí cam kết chống rác thải nhựa đến cuối năm ngoái phấn đấu 100% không dùng túi nilon khó phân hủy.

Vậy nhưng hoạt động ăn uống trong những trung tâm thương mại có lẽ còn thải ra đồ nhựa gấp nhiều lần.