Nhà lưu trú 0 đồng - Nơi san sẻ yêu thương với bệnh nhân khó khăn

Với người dân xa xứ, tiền nhà trọ luôn là một nỗi lo canh cánh. Đặc biệt, đối với những người bệnh gặp khó khăn, gánh nặng này lại càng đè nặng trên vai cùng với nỗi lo cơm áo.

Hiểu được điều đó, bác sỹ Lê Thanh Nga, 46 tuổi, nguyên bác sĩ bệnh viện Quân y 175 - chủ nhà lưu trú 0 đồng trên đường Phước Long, phường Phước Long, TP. Thủ Đức, TP.HCM - đã mở “nhà lưu trú 0 đồng” cho nhiều người bệnh nghèo và giúp đỡ mọi người chữa bệnh.

Cái “tình” này đã trở thành cứu cánh của không ít người xa quê trong giai đoạn đầy khó khăn ấy…

Vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga (áo trắng) ghé nhà lưu trú thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh vnexpress

Căn nhà của vợ chồng bác sỹ Nga được xây dựng trên mảnh đất 300m2, mua năm 2016 với ý định ban đầu để làm nhà lưu trú cho những cụ già neo đơn, trẻ mồ côi. Những năm làm việc tại bệnh viện 175, bác sỹ Nga chứng kiến nhiều bệnh nhân không có tiền thuê một chỗ ở tử tế, nằm tạm bợ màn trời chiếu đất dẫn đến bệnh càng nặng và ra đi sớm.

Vì vậy, chị quyết định chuyển hướng xây nhà dành cho những bệnh nhân nghèo.

Công trình dự định khởi công tháng 4/2021 nhưng đúng lúc đó, dịch COVID-19 bùng phát ở TP HCM. Anh chị gác lại dự án và xung phong vào tuyến đầu chống dịch.

Số tiền chuẩn bị để xây nhà lưu trú, chị Nga dùng để mua bình oxy, thuốc và máy thở, máy lọc nước tặng ễn phí cho các bệnh viện dã chiến ở TP Thủ Đức. Thời điểm đó, mọi thứ đều trở nên khó khăn…

Khi dịch COVID-19 tạm lắng, cuộc sống trở lại với dòng chảy thường ngày, vợ chồng chị “khởi động lại” kế hoạch xây nhà lưu trú thì hết tiền. Vì vậy, “ngôi nhà lưu trú mong ước” đành tạm gác lại. Đầu năm 2022, chị cùng chồng, lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên.

Khu nhà lưu trú được xây trên 1/3 diện tích đất hiện có, phần còn lại chị Nga dành để xây dựng không gian mở cho bệnh nhân thư giãn.

Ngày ra mắt nhà lưu trú, vợ chồng chị Nga tặng 100 suất quà cho bà con nghèo trong địa phương. Ảnh: PLO

Kết quả, sau 8 tháng xây dựng, ngôi nhà hoàn thiện với tổng chi phí 10 tỷ đồng, toàn bộ là tiền túi của hai vợ chồng. Dù là nhà lưu trú 0 đồng, thế nhưng chị và chồng đã đặt hết tâm huyết vào căn nhà này, quyết không làm sơ sài cho xong việc:

"Tổng cộng diện tích phòng lưu trú là 300m2, để giường và nệm cho bệnh nhân nghỉ. Trong phòng lưu trú, mình đặc biệt quan tâm tới vấn đề phòng cháy, chữa cháy, cho nên tất cả vật dụng trong phòng mình đều trang bị quạt hơi nước, bếp điện để nấu cơm cho bệnh nhân.

Mỗi năm, mình cũng phải có 1 cái gì đó đổi mới để cho bệnh nhân về có thêm vật dụng để sử dụng, trang thiết bị về y tế để cho bệnh nhân dùng chẳng hạn. Hiện tại, nhà lưu trú có cả xe cứu thương 0 đồng, bình oxy, các vật dụng cấp cứu ban đầu để cho bệnh nhân. Qua năm, mình cũng muốn mua thêm một số trang thiết bị cho bệnh nhân để lúc mưa gió hay đau đớn thì bệnh nhân có cái để dùng”

Những ngày đầu, khi mới đưa “nhà lưu trú 0 đồng” vào hoạt động, nhiều bệnh nhân đã tỏ ra hoài nghi, thậm chí còn điện thoại đến để xác nh, bác sỹ Nga nói:

“Khi nhà lưu trú không đồng ra mắt, nhiều bệnh nhân đã gọi điện về và người ta không tin là có một nơi vừa ăn ở ễn phí, sạch sẽ, gọn gàng như thế. Mô hình này cũng rất mới mẻ với nhiều người, nên một ngày tiếp nhận rất nhiều điện thoại của bệnh nhân gọi hỏi.

Mình cũng giúp bệnh nhân, tất cả những người ở nông thôn, người ta về thành phố thì người ta cũng đi khám ở bệnh viện, vào bệnh viện thì cũng có 1 số đối tượng lừa, làm cho người bệnh bị mất niềm tin. Thì khi nghe thấy như vậy thì bệnh nhân rất yên tâm, và khi tiếp đón bệnh nhân về đây thì ai cũng vui vẻ, và thực sự ngừoi ta đang ở nhưng cũng không tin đó là sự thật”.

Ông Vũ Xuân Láng ở quận Gò Vấp, một bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối đang được vợ chồng bác sỹ Nga cho lưu trú ễn phí tâm sự, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn khi cứ 21 ngày lại phải vào viện để điều trị, với số tiền hơn 120 triệu/ lần, vì vậy, sự giúp đỡ của vợ chồng bác sỹ Nga là vô cùng trân quý:

“Có những người tai biến đi lại không đi nổi, khổ lắm cháu ơi, bác sỹ ngoài chữa bệnh thì còn dạy bệnh nhân cách ngồi thiền, tự bấm mạch chăm sóc sức khoẻ cho mình những lúc bác sỹ không ở đây”.

Xây nhà lưu trú là tâm nguyện được ấp ủ từ lâu của vợ chồng bác sĩ Nga và Huy. Ảnh: PLO

Ngoài “nhà lưu trú 0 đồng”, trước đó, vợ chồng bác sỹ Nga cũng đã có nhiều năm phát cơm cháo từ thiện, khám bệnh ễn phí cho bệnh nhân. Trong quá trình làm việc thiện, chị Nga chia sẻ cũng gặp không ít "lời ra tiếng vào" nhưng với tâm niệm làm việc tốt, hai vợ chồng học cách bỏ qua và chỉ tập trung việc mình làm. Mong ước lớn nhất của bác sỹ, đó là có thể duy trì lâu dài “nhà lưu trú 0 đồng”, giúp đỡ thêm được nhiều bệnh nhân hơn nữa:

“Mình chỉ mong làm sao có 1 nơi thoải mái để bệnh nhân được ở, sau nhà lưu trú 0 đồng của mình thì mình cũng mong có thêm nhiều nhà lưu trú khác ở khắp nơi để bệnh nhân có thể có nơi ở an toàn, an tâm hơn. Tất cả bệnh nhân ở khắp mọi ền tổ quốc, nếu ai có về khám chữa bệnh tại. TP.HCM và cần đến khu lưu trú thì bác sỹ Nga cũng tiếp nhận hết, không phân biệt bệnh gì.

Bệnh nhân đi thì đến đăng ký chỉ cần có căn cước công dân hoặc có bệnh án thì mình sẽ tiếp nhận thôi”

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: thienlyhuutinhfm91@gmail.com.

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.