Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Tiệm sửa xe trả công bằng nụ cười

Hồng Nhung: Thứ tư 20/03/2024, 14:10 (GMT+7)

Thiên lý hữu tình hôm nay sẽ kể về cửa hàng sửa xe miễn phí ở Đà Nẵng cho học sinh, người nghèo, người tàn tật, phí trả chỉ bằng nụ cười, lời cảm ơn.

Chủ tiệm sửa xe này là của chú Nguyễn Viết Hùng đã có gần 30 năm làm nghề sửa xe tại góc ngã tư đường Điện Biên Phủ - Hà Huy Tập. Những người nghèo, tàn tật hay học sinh đều được ông sửa xe miễn phí.

Chú Nguyễn Viết Hùng đã có gần 30 năm làm nghề sửa xe tại góc ngã tư đường Điện Biên Phủ - Hà Huy Tập

Chú Nguyễn Viết Hùng đã có gần 30 năm làm nghề sửa xe tại góc ngã tư đường Điện Biên Phủ - Hà Huy Tập

Chú Hùng cho biết chú sửa xe giúp đỡ cho nhưng người khó khăn nhiều năm rồi, nhưng nhiều người không biết tưởng mất phí nên gọi thế nào cũng không dám vào: "Chú làm ngay gần hai trường học con ạ, thấy học sinh đi học về xe hỏng không có tiền, kêu lại vá mà hắn không dám vô, không có tiền nên chú mới viết cái bảng lên đó cho các cháu biết yên tâm. Chú coi học sinh như con mình thôi, chú cũng có con mà. Đi học cho mấy ngàn ra chơi ăn hết rồi, khi về hỏng xe không có tiền thì mình giúp".

Chính vì thế mà từ lâu tấm bảng bơm vá xe miễn phí của chú sửa xe tốt bụng đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân ở góc ngã tư này và khiến cho người Đà Nẵng ai nhìn vào cũng thấy ấm lòng. Và cũng chính tại góc phố này, chú Hùng đã xả thân giúp đỡ cho biết bao nhiêu người bị tai nạn.

Nhiều người lao động nghèo, người khuyết tật đến sửa xe, chú Hùng cũng không lấy tiền. Cứ thế hơn 10 năm qua khi cái ăn cái mặc còn túng thiếu trăm bề nhưng chú vẫn nhất quyết không chịu tháo tấm bảng "Bơm, vá xe miễn phí cho học sinh, người tàn tật".

Trước đây nhiều người vẫn lắc đầu cười chú, còn gọi là “Hùng Hâm” vì lo cho mình và gia đình còn chưa xong. Để nói về chú, người dân nơi đây kể nhà chú cũng khó lắm, từng có tên trong danh sách hộ nghèo ở địa phương. Đứa con trai đầu của chú bị bệnh tràn dịch màng phổi phải nghỉ học giữa chừng, 2 đứa con kế và út đều đang tuổi ăn học.

Không có nhà, vợ chồng chú Hùng cùng 3 con hiện phải sống nhờ trong căn hộ nhỏ của mẹ và cô em gái út. Để trang trải cuộc sống gia đình, hằng ngày vợ chú dọn tủ bánh mì ra góc ngã tư đối diện tiệm sửa xe của chồng để bán. Cảm động hơn khi biết, tiệm bánh mì của cô cũng thường hay bán miễn phí cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Tiệm sửa xe miễn phí cho học sinh, người nghèo, người tàn tật

Tiệm sửa xe miễn phí cho học sinh, người nghèo, người tàn tật

Từ lòng tốt của vợ chồng chú mà người dân nơi đây gọi là “ Tiệm sửa xe” chứ chú bảo làm gì có tiền mà thêu cửa hàng đâu, xin làm ké ở ngã tư thôi. Gia tài của chú vẻn vẹn trên chiếc xe máy ba bánh tự chế để chở thùng máy bơm và hộp đồ nghề cũ kỹ và cũng bị hạn chế thời gian nên chú chỉ hành nghề được từ 17h chiều đến 3 giờ sáng hôm sau.

Thời gian quá  ít ỏi, lại vừa mưu sinh vừa giúp người nên thu nhập bấp bênh. Trung bình mỗi ngày chú kiếm được khoảng 70-80 nghìn, ngày nào đắt khách lắm thì tầm 100 - 150 nghìn, nhưng cũng có bữa ngồi từ chiều đến khuya lắc rồi ra về với cái ví rỗng.

Đến giờ, chú Hùng cũng không nhớ mình đã giúp đỡ cho bao nhiêu người. Chỉ biết mỗi tháng có trên trăm lượt học sinh và người khuyết tật đến đây để được bơm, vá xe miễn phí, thù lao họ gửi chú là những nụ cười và lời cảm ơn.

Thấy chú Hùng làm việc thiện, từ bác xe ôm, anh lái xích lô đến cô hàng nước quanh cũng hăng hái phụ chú bơm xe cho học sinh, người tàn tật mỗi khi tiệm đông khách mà không lấy một đồng nào:

"Mình đã từng được chú giúp đỡ, chú rất giản dị, hiền lành ít nói, nhưng rất nhiệt tình. Chiều hôm đó trong lúc vội đi làm may nhờ có chú sửa xe cho mình kịp đi làm, thực sự rất cảm ơn chú"

"Mình thấy chú Hùng treo biển sửa chữa miễn phí mới đầu ngại không dám vô, nhưng lúc đó xe hỏng dắt bộ chú chủ động giúp mình. Đến lúc rút tiền ra trả thì chú bảo sinh viên chú không lấy. Mình thấy rất vui".

Chú Hùng cho biết chưa bao giờ có ý định dừng việc sửa xe miễn phí này, sẽ tiếp tục đến lúc nào không đủ sức khoẻ nữa thì thôi

Chú Hùng cho biết chưa bao giờ có ý định dừng việc sửa xe miễn phí này, sẽ tiếp tục đến lúc nào không đủ sức khoẻ nữa thì thôi

Chính bởi những nụ cười tràn ngập hạnh phúc của những cô cậu học sinh, hay những câu cảm ơn vụng về của những người có hoàn cảnh khó khăn mà người đàn ông tuổi đã gần 60 chưa bao giờ có ý định dừng việc sửa xe miễn phí này, sẽ tiếp tục đến lúc nào không đủ sức khoẻ nữa thì thôi, bởi chú bảo không có tiền giúp người thì có cái công.

Nhiều người nói chú khùng, chạy ăn từng bữa, kiếm từng đồng mà còn bày đặt làm từ thiện nhưng chú vẫn bỏ qua những lời đàm tếu đó, chỉ đơn giản vì chú muốn giúp những người còn khó, còn khổ hơn mình, giúp được gì thì giúp, mình thấy lòng an yên là vui rồi.

Ngày qua ngày, tại góc ngã tư nhỏ, giữa cuộc sống bộn bề, hối hả, hình ảnh người đàn ông với nụ cười thân thiện ngồi lặng lẽ bên tấm bảng có dòng chữ trắng: "Bơm, vá xe miễn phí cho học sinh - người khuyết tật" sẽ khiến nhiều người đi qua nơi này cảm thấy lòng bình an.  

---

Các bạn thân mến.

Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại ! 

Hồng Nhung/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...