Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tháng 3 năm 2024, sau chặng đường dài vượt đèo, băng núi, nhóm Help-Portrait Hà Nội đã đặt chân tới bản Lân Đặt, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn – Nơi được mệnh danh là “ngôi làng nguyên thủy” với “5 không”: Không điện, không nước, không sóng điện thoại, không đường và không chợ.
Bản làng này cách biệt với thế giới bên ngoài, lọt thỏm giữa bao la của rừng già núi đá.
Theo lời anh Bàn Chình trưởng bản, trước đây, bản Lân Đặt có gần 30 hộ dân, bây giờ chỉ còn 16 hộ. Một số nhà bán được con trâu con ngựa, có được chút tiền đã dọn ra ngoài núi ở, vì “sống ở đây khổ quá”. Thế mới biết, những người còn ở lại có sức sống mãnh liệt thế nào để bám rừng bám bản.
Rất nhanh chóng khi có mặt, nhóm Help-Portrait Hà Nội đã cắt cử người chụp ảnh, người phụ trách máy in, người tập kết, sắp xếp đồ từ thiện. Bà con, trẻ em trong bản thì xúng xính váy áo tập trung trước nhà trưởng bản.
Chị Hoàng Minh Hạnh, Phó ban tổ chức Help-Portrait Hà Nội chia sẻ lý do nhóm hiện diện ở ngôi làng xa xôi cách trở này: “Đây là một bản sâu trong Hữu Lũng. Bây giờ có nhiều đơn vị quan tâm và hỗ trợ về vật chất, nhưng bà con vẫn khó khăn, không điện không nước. Đoàn đi vào bằng đi bộ, leo núi toàn đá tai mèo thôi. Với tinh thần chung của Help-Portrait Việt Nam, chúng tôi sẽ mang tới cho mọi người nụ cười, tặng họ những tấm ảnh chân dung.
Dù không mang giá trị lớn về vật chất nhưng mang giá trị tinh thần. Họ lưu ảnh họ lại, sau này nhìn lại để có nhiều niềm tin, hy vọng hơn trong cuộc sống, rằng bất cứ lúc nào cũng có thể nở nụ cười tươi. Vì luôn có người sẽ tới với họ”
Theo chị Hạnh, lúc đầu vẫn có những người ngần ngại, nhưng sau khi được chụp và in tại chỗ, cầm tấm ảnh chân dung đầu tiên trong đời, các bà, các mẹ và các bé đều “cười tươi như hoa”. Họ còn treo ảnh ở trước cửa nhà như một kỷ niệm hiếm có: “Nhóm mình có mang máy in đi, đấu nối với ắc quy, chỉ có 1 cái thôi, mà ắc quy yếu, nên họ phải đứng chờ. Họ thấy ảnh đẹp nên thích và bắt đầu muốn chụp. Có những người chờ đến cuối cùng để được chụp.
Ngay ở trong bản, có những người 40, 50 tuổi nhưng lần đầu trong đời họ được thấy chính họ trong bức ảnh, lần đầu biết chụp ảnh là gì. Mà điều ấn tượng là trang phục dân tộc của họ rất đẹp, phải đầy đủ mới chụp. Ai cũng mong muốn có bức ảnh đẹp nhất. Đó là nguồn động lực cho nhóm, vì đã mang lại tiếng cười cho họ, giữ lại cho họ những nụ cười tươi như hoa”
Tươi như hoa – Đó cũng là thông điệp mà Help-Portrait Hà Nội muốn mang lên vùng cao phía Bắc. Theo chị Hoa Nguyễn, một thành viên trong nhóm, cả đoàn đều cảm nhận được, hành trình vượt đèo núi đi bộ vào đây là xứng đáng. Rõ ràng, cái nghèo, cái đói, và ngay cả “5 không” kia cũng không thể dập tắt nụ cười và niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của họ.
Ai ai cũng háo hức, hồi hộp xúm xuýt bên chiếc máy in rì rì chạy, từ các bà các mẹ đẹp rực rỡ trong trang phục Dao Đỏ giữa nắng đại ngàn; đến lũ trẻ với ánh mắt trong veo, hồn nhiên như cây rừng; cả những tấm ảnh gia đình thật hạnh phúc với những cái ôm lóng ngóng, ngượng ngùng khi lần đầu tạo dáng trước ống kính.
Anh Trần Chiến, nhóm trưởng Help-Portrait Hà Nội cho biết, chương trình chụp ảnh chân dung đời thường miễn phí là hoạt động mang tính quốc tế. Không hẹn mà gặp, khoảng 1.000 thành viên đã tham gia nhóm một cách rất tự nhiên, với mong muốn trao đi và nhận lại những nụ cười thông qua việc chụp ảnh chân dung.
Theo anh Chiến, không chỉ người được chụp, mà cả những tay máy, tình nguyện viên trong nhóm cũng vui lây và hạnh phúc lây cái tinh thần “gặp nhau là tươi như hoa”: “Cảm xúc của mình là nhớ về những căn bếp của bà con, hầu như không có gì. Đôi khi chỉ có ảnh cưới của các con, còn ảnh gia đình thì không. Vì thế, mình đến, mình thấy là cần có bức ảnh treo trên tường gỗ đấy. Gia đình nào cũng muốn có bức ảnh gia đình trong đấy, nó mang lại sự gắn kết, yêu thương nhau. Mình cảm thấy điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong gia đình họ”
Help-Portrait Hà Nội là một trong 12 đội hoạt động ở các tỉnh thành từ 5 năm trở lên, thuộc chương trình Chụp ảnh chân dung miễn phí Help-Portrait Việt Nam. Ngoài Hà Nội, chương trình còn có các hoạt động nổi bật ở Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Cần Thơ, Biên Hòa, TP.HCM, Vũng Tàu, Châu Đốc…
Nếu như ở nước ngoài, chương trình dạng này sẽ mời các nhân vật đến stuido để chụp, thì ở Việt Nam, ban điều hành quyết định chương trình sẽ tới tận nơi những mái ấm tình thương, bệnh viện, các bản làng vùng sâu vùng xa để chụp cho người dân nghèo, các bệnh nhân khó khăn.
Anh Nguyễn Thanh Hải, trưởng ban điều hành toàn quốc Help-Portrait việt Nam chia sẻ, từ năm 2010 đến nay, chương trình đã có mặt ở 26 tỉnh thành với gần 500 địa điểm chụp, thu hút gần 10 nghìn tình nguyện viên gồm các nhiếp ảnh gia và những người làm công tác hậu cần. Họ đã chụp khoảng 82 nghìn bức ảnh chân dung, đồng nghĩa 82 nghìn nụ cười đã được trao đi khắp mọi miền Tổ quốc: “Tình nguyện viên theo đúng tinh thần help-portrait là sẽ tự mình tham gia đóng góp cả kinh phí lẫn sức lực để thực hiện chương trình tặng bức ảnh cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Thông điệp chính của chúng tôi là: Mỗi bức ảnh mang tặng một nụ cười, một niềm tin yêu cuộc sống để mang lại động lực để sống tốt hơn, chữa bệnh tốt hơn”
Qua các hoạt động ý nghĩa, Help-Portrait Việt Nam đã chứng minh: nhiếp ảnh có thể tạo ra những nhịp cầu nối cảm xúc, nối con người với nhau và nối những yêu thương lan tỏa đi khắp muôn nơi.
---
Các bạn thân mến.
Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].
Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.
Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.
Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.
Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…
Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.