Linh hoạt trong quản lý để giá cước vận tải sát giá xăng dầu

Việc điều chỉnh giá cước vận tải đều có độ trễ nhất định so với biến động của giá xăng dầu do các doanh nghiệp vận tải sẽ phải tính toán mức độ tác động, các yếu tố cấu thành giá cùng với các thủ tục và chi phí mỗi lần điều chỉnh giá cước vận tải.

Do vậy, việc giá xăng dầu trong nước tiệm cận giá thế giới như mục tiêu đặt ra khi rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để linh hoạt hơn trong quản lý giá cước sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vận tải chủ động hơn trong việc thay đổi tính giá cước vận tải.

sau mỗi lần giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, hoặc giảm, người tiêu dùng lại thấp thỏm, trông ngóng giá cước vận tải được điều chỉnh theo. Ảnh: Báo Giao thông

Lâu nay, sau mỗi lần giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, hoặc giảm, người tiêu dùng lại thấp thỏm, trông ngóng giá cước vận tải được điều chỉnh theo, bởi giá cước tăng hoặc giảm, giá các mặt hàng tiêu dùng dù ít dù nhiều cũng sẽ thay đổi theo.

Tuy vậy, với quy trình điều chỉnh giá cước vận tải hiện nay, từ việc lập báo cáo gửi cơ quan chức năng, thông báo và niêm yết giá tại bến xe, tại doanh nghiệp (với doanh nghiệp vận tải tuyến cố định), hoặc điều chỉnh lại đồng hồ tính cước (nếu là doanh nghiệp taxi)… hầu hết doanh nghiệp vận tải đều chọn giải pháp nghe ngóng, và việc điều chỉnh giá cước vận tải đều có độ trễ nhất định so với nhịp độ điều chỉnh giá xăng dầu.

Bởi vậy, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ 10 ngày xuống 7 ngày với mục tiêu giá xăng dầu trong nước tiệm cận giá thế giới được nhiều doanh nghiệp vận tải đồng tình. Bởi khi giá xăng dầu trong nước tiệm cận với giá xăng dầu thế giới, cùng với việc theo dõi diễn biến, dự báo xu hướng giá xăng dầu thế giới, doanh nghiệp vận tải sẽ chủ động hơn trong việc hoạch định kế hoạch tăng, giảm giá cước vận tải mà không lo bị “hớ”.

Tuy vậy, để giá cước vận tải được nh bạch, chủ động, đòi hỏi giá xăng dầu cũng cần được nh bạch. Bởi với công thức tính giá xăng dầu hiện nay, với nhiều loại thuế phí, mức trích nộp Quỹ bình ổn xăng dầu, ngay cả doanh nghiệp xăng dầu trong nước cũng không thể biết chính xác giá bán lẻ xăng dầu tăng, giảm như thế nào.

Cùng với đó là chu kỳ tính giá theo quy định tại Nghị định 95 còn quá dài, không phản ánh sát được giá thị trường thế giới, lệch pha nên trong nước vẫn xuất hiện tình trạng một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, găm hàng “chờ giá”.

Đặc biệt, cùng với việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu như đề xuất, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong việc quản lý, kê khai giá cước và quản lý hoạt động vận tải. Thay vì quy trình như hiện nay, từ việc báo cáo cơ quan chức năng về sự thay đối giá cước vận tải, phải niêm yết giá tại doanh nghiệp, tại bến xe, điều chỉnh đồng hồ tính cước… thì doanh nghiệp vận tải có thể kết nối với cơ quan quản lý để thông báo về sự thay đổi giá cước vận tải.

Còn lại, việc niêm yết giá do doanh nghiệp tự thực hiện, có thể thực hiện thông báo trên website của doanh nghiệp.

Khi đó cơ quan quản lý sẽ kiểm tra việc kê khai giá, cách tính giá có nh bạch… để chấp thuận việc tăng giá cước cho doanh nghiệp, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra xác suất các doanh nghiệp vận tải trong việc kê khai giá để kịp thời xử lý nếu có gian dối.

Khi quy trình thay đổi giá cước được rút ngắn, chi phí cho việc thay đổi giá cước được hạn chế, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc thay đổi giá cước theo sự biến động của giá xăng dầu.

Chỉ khi những rào cản, vướng mắc trong việc tăng giảm giá cước được gỡ bỏ, cùng với việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu sẽ giúp doanh nghiệp vận tải hoạch định giá cước vận tải sát hơn với biến động của giá xăng dầu./.