Liên minh không rác, hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam bền vững

Mục tiêu của Liên minh Không rác là tới năm 2030 tiếp cận không rác được hiểu, thừa nhận, áp dụng và truyền cảm hứng bởi toàn bộ người dâ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Phong trào "Trường học không rác" tại trường Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

 Liên nh không rác Việt Nam (Vietnam Zero Waste Alliance) là một liên nh các tổ chức phi chính phủ, các nhóm phi lợi nhuận, các trường Đại học và các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu vì một Việt Nam bền vững. Với những hoạt động như Tái chế, Giảm thiểu, Tái sử dụng, Thiết kế lại, Quản lý rác thải dư… Liên nh đã truyền đi lối sống tích cực về Không rác thải, giúp cải thiện nhận thức của người trẻ vì môi trường tương lai.  

PV VOV Giao thông có dịp gặp gỡ với bà Quách Thị Xuân, Điều phối Liên nh không rác Việt Nam để tìm hiểu về các điếm nhấn trong hoạt động của tổ chức này. 

PV: Bà có thể giới thiệu về hoạt động mục tiêu của Liên nh không rác Việt Nam?

Bà Quách Thị Xuân: Liên nh Không rác Việt Nam là một tập hợp các tổ chức và cá nhân cùng quan tâm tới tiếp cận không rác, mong muốn áp dụng thực hành không rác để quản lý tốt hơn chất thải rắn, giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường Việt Nam.

Tiếp cận không rác coi trọng các biện pháp phòng ngừa chất thải, tức là thực hành quản lý chất thải rắn theo trật tự ưu tiên bắt đầu từ “từ chối”, giảm thiểu, thiết kế lại, tái sử dụng, rồi sau đó mới tới tái chế, phục hồi tài nguyên và cuối cùng mới là chôn lấp hoặc đốt.

Mục tiêu của Liên nh Không rác là tới năm 2030 tiếp cận không rác được hiểu, thừa nhận, áp dụng và truyền cảm hứng bởi toàn bộ người dân Việt Nam.

PV: Với những hoạt động của mình, Liên nh không rác Việt Nam đã thay đổi nhận thức của người trẻ như thế nào? 

Bà Quách Thị Xuân: Hoạt động chính của Liên nh Không rác Việt Nam là Vận động chính sách, Vận động doanh nghiệp chịu trách nhiệm, Mở rộng mạng lưới và tăng cường năng lực.

Chúng tôi đang triển khai thực hiện phong trào Xây dựng mô hình trường học không rác trên toàn quốc. Bởi vì, để thay đổi nhận thức thì nơi tốt nhất để làm là trường học đã có hàng chục trường trên toàn quốc tham gia cùng chúng tôi, nghĩa là hàng ngàn học sinh đã được dạy về cách phân loại, xử lý rác và các thực hành để giảm thiểu rác. 

Cơ sở phục hồi tài nguyên tại đảo Cù Lao Chàm

PV: Trong đại dịch COVID-19, các chương trình hành động của Liên nh không rác Việt Nam đã trọng tâm vào vấn đề gì và cách thức thực hiện như thế nào để thu hút sự quan tâm của cộng đồng?

Bà Quách Thị Xuân: Chúng tôi tiến hành các hoạt động online như Vận động chính sách: dự thảo về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất nói riêng và dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020; Tham gia các hội thảo tham vấn trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thu thập ý kiến của một số thành viên và gửi ý kiến đóng góp của Liên nh Không rác Việt Nam tới ban soạn thảo.

Sáng ngày 18/9 chúng tôi sẽ Tổ chức buổi trao đổi về Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất; Xây dựng kế hoạch và thực hiện truyền thông trực tuyến về các hoạt động của Liên nh Không rác Việt Nam; Phối hợp với GAIA tổ chức khóa đào tạo về “zero waste” cho 12 nhà báo đến từ các cơ quan đài báo của Việt Nam…; tham gia cùng Wasteaid-mạng lưới kinh tế tuần hoàn trong buổi hội thảo về Thử thách thành phố không rác hay tham gia buổi hội thảo với Dự án Irelanding Your Futures tài trợ bởi Đại Sứ quán Ireland với mục tiêu là trang bị cho sinh viên và các bạn trẻ.

Nhìn chung, trong đại dịch chúng tôi cố gắng tận dụng thời gian để tiếp cận giới trẻ, những người thường xuyên dùng mạng xã hội, thông qua các hoạt động trực tuyến. Rất mong Quý vị thính giả và đặc biệt là các bạn trẻ đồng hành cùng Liên Minh Không Rác Việt Nam và cùng các bên liên quan để sớm giải quyết được khủng hoảng ô nhiễm chất thải rắn ở Việt nam.

PV: Xin cảm ơn bà!