Không tái chế được, đừng 'đùa' với xốp

Rẻ và tiện lợi khiến vật liệu xốp trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống, từ hộp đựng thức ăn đến những tấm giảm va đập được đặt cùng thiết bị điện tử, hàng dễ vỡ,… Tuy nhiên, “số phận” của những miếng xốp sau khi được sử dụng đi về đâu và tác hại của chú

Nguyễn Bảo Nam, một sinh viên đang làm thêm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội từ lâu đã nói “không” với bao bì sử dụng một lần. Tuy nhiên, với đặc thù công việc là giao đồ ăn, Nam phải đối mặt với tình trạng sử dụng hộp xốp tràn lan mỗi ngày:

"Một ngày của em khoảng 40 đơn, tất cả đều có hộp xốp và túi nilon. Trăn trở thì cũng có chứ anh! Theo báo chí và trên trường lớp được học thì em biết hộp xốp là chế phẩm từ dầu mỏ, khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Em chỉ cố không vứt rác lung tung thôi! Còn lại em giao cho khách, người ta có ý thức hay không thì em cũng không nắm được". Nam cho biết.

Rác thải xốp sẽ rất nguy hại nếu chúng ta không có biện pháp xử lý hiệu quả. Ảnh nh họa

Mỗi một ếng xốp thải ra là thêm một chút mệt nhọc với những người làm vệ sinh môi trường. Ông Cao Thế Cường, Giám đốc Chi nhánh Thủ đô, Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên cho biết, xốp cũng như nhiều loại rác thải khác thường được người dân trộn lẫn với rác thải sinh hoạt hoặc vứt bừa bãi, cồng kềnh và rất dễ bị vỡ vụn:

"Xốp thường là vỏ bọc của các hàng hóa, sẽ phải bóp nó ra cho gọn rồi đúc vào bao thôi! Thường người ta hay vứt ra ngoài, không để đúng chỗ quy định thì nó bay ra đường. Xe ô tô nghiến vào thì nó nhẹ, bay lung tung lên, gây mất vệ sinh", ông Cường nói.

Đây cũng là điều mà PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội lo ngại, bởi những mảnh xốp vụn không được thu gom và xử lý thậm chí còn nguy hại hơn cả túi nilon: "Hộp xốp làm từ chất liệu polystyrene. Nó là một dạng bao bì chất dẻo, không phân hủy trong môi trường được, dày, nhẹ mà rất dễ bị vỡ. Những ếng trắng trắng bay phấp phới giữa đường, trôi xuống dòng nước, từ sông ra biển, và thủy sản ăn vào. Nguy cơ lớn nhất là ô nhiễm môi trường, đặc biệt tai hại với các loại thủy sản. Bao nilon còn thu hồi được, tái chế loại bao bì khác, loại hộp xốp này không tái chế được".

Cũng theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, để xử lý rác thải từ xốp thì phương pháp chủ yếu là đốt. Chính vì vậy, nhiều nước phát triển đã vận động người dân hạn chế sử dụng bao bì một lần và tiến tới những biện pháp quản lý nguồn cung “cứng rắn”. Còn tại Việt Nam, hiện việc sản xuất xốp, nhựa, túi nilon tại các làng nghề, cơ sở thủ công, nhỏ lẻ đang bị buông lỏng.

Người dân thì không được hướng dẫn cụ thể cách xử lý rác thải từ xốp ra sao. Một ếng xốp có khối lượng rất nhẹ nhưng gánh nặng ô nhiễm môi trường sẽ là rất lớn nếu chúng ta tiếp tục sử dụng nó như cái cách hiện nay.