'Hạnh phúc xanh' 70 năm trồng rừng và cây đô thị

Hạn chế bề mặt bê tông hóa và tăng cây xanh, mặt nước” là tư vấn của các chuyên gia để đô thị vừa “mát”, vừa trong lành. Và đây là câu chuyện về những người thực hiện chương trình “Hạnh phúc xanh” để cộng đồng chung tay trồng rừng và cây đô thị trong 70 n

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Những cây bần chua đang được chương trình trồng thí điểm tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Báo Nhân dân

 Cuối tuần qua, người dân xã Lạc Hòa, tỉnh Sóc Trăng đã trồng 850 cây con trong chiến dịch “Trồng rừng vững đất”, chương trình “Hạnh phúc xanh” tại bãi bồi ven biển.

Từ nay tới hết tháng 7 tới, “Trồng rừng vững đất” với sự tham gia của hơn 20 nhân sự địa phương sẽ trồng đủ 37.400 cây mắm trên diện tích 8,5 ha.  

Cũng thuộc dự án “Giao hưởng rừng xanh”, tháng 10 tới tháng 12 hàng năm, “Hạnh phúc xanh” sẽ đồng hành trồng rừng trên núi đá với người dân huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trên diện tích khoảng 20ha, khi tỉnh này đang trải qua thời kỳ khô hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn cao điểm.

Ông Lê Xuân Hoà - Phó Trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam cho biết: 'Trong quá trình chung tay cùng đơn vị này để trồng rừng giữ nước, trồng rừng bền vững trong thời gian tới;  góp phần tăng độ che phủ rừng phòng hộ giữ nước, chống xói mòn trên núi đá và tạo điều kiện cho người dân chăn nuôi dưới tán rừng, cải thiện sản xuất. 

Khởi động từ năm 2018 bởi quỹ Sống, “Hạnh phúc xanh” là chương trình thúc đẩy việc trồng cây kéo dài 70 năm với hai phần chính: trồng rừng và trồng cây đô thị. 

Từ mong muốn con mình và những đứa trẻ khác sống trong môi trường nhiều cây xanh, chị Phạm Thị Hương Giang, trưởng ban sáng lập quỹ cùng đồng đội phát triển ra chương trình “Hạnh phúc xanh” để tăng mảng xanh đô thị, phục hồi rừng, tăng cường kết nối để con người sống hài hòa có trách nhiệm với tự nhiên.

'Chương trình Hạnh phúc xanh hướng đến giá trị bền vững. Ai là người được hưởng lợi từ cánh rừng này? Là tất cả chúng ta không chỉ cộng đồng bản địa. Chương trình Hạnh phúc xanh Jang Kều viết trong 70 năm để chúng ta liên tục trồng cây đô thị, trồng rừng. Phải đến 70-100 năm mới có thể phục hồi được cánh rừng đã mất', chị Phạm Thị Hương Giang cho biết.

Thời gian qua, chương trình tích cực hồi sinh và phủ xanh các không gian công cộng trong dự án Công viên Hạnh Phúc Xanh, và trồng cây kết hợp giáo dục môi trường trong dự án Trường học Xanh tại đô thị. 

Với dự án cộng đồng chung tay, cộng đồng hưởng lợi, bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể trồng cây, đóng góp cho quỹ trồng cây vì hạnh phúc xanh trong tương lai.