Giải pháp nào đối với rác thải công nghiệp?

Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, ước tính khoảng 25 triệu tấn/năm, còn chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, ước tính khoảng 1 triệu tấn/năm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa

Trong 10 năm qua (từ năm 2010 đến năm 2020) công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân, với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của quốc gia.

Tính đến năm 2019 thì cả nước có đến 335 khu công nghiệp và khu chế xuất. Đặc biệt, Việt Nam đã hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như khai thác chế biến dầu khí, viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, da giày…

Bên cạnh những mặt tích cực thì quá trình công nghiệp hóa cùng với sự bùng nổ các hoạt động thương mại, dịch vụ đã gây nên những tác động môi trường không nhỏ.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đã ngày càng nghiêm trọng hơn, nhất là ở các khu công nghiệp, các địa bàn tập trung đông dân cư. Theo thống kê từ tổng cục môi trường, lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp là khoảng 55 triệu tấn/năm.

Riêng từ các khu công nghiệp là 8.1 triệu tấn/năm. Còn theo số liệu thống kê từ Sở tài nguyên và môi trường TP.HCM thì hàng năm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố thải ra khoảng 70.000 tấn chất thải rắn, con số này còn tăng lên gấp 10 lần nếu tính cả các nhà máy nằm ngoài khu công nghiệp.

Mỗi ngày TP.HCM sẽ thải ra khoảng 1.500 đến 2.000 tấn chất thải công nghiệp và chất thai công nghiệp nguy hại cần được xử lý. Lượng rác thải không ngừng tăng lên mỗi năm, tuy nhiên hiện nay công nghệ xử lý tại các địa phương vẫn là chôn lấp.

Nhiều dự án xử lý rác theo hướng hiện đại như đốt rác phát điện đã được đề ra, tuy nhiên đến thời điểm này tất cả điều phải “dậm chân tại chỗ” do vướng phải thu tục về mặt pháp lý.

Rác thải chỉ thực sự nguy hại khi con người không quan tâm đến công tác thu gom, quản lý và xử lý. Nếu nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm quen với các công nghệ xử lý rác thân thiện thì rác thải sẽ là một nguồn tài nguyên quý giá để tái sử dụng, phục vụ cho con người.