Đừng để văn minh bị giết chết bởi bởi sự tranh cãi

Không thể phủ nhận trách nhiệm của các đại lý, tư vấn viên ngân hàng trong việc cung cấp thông tin không đầy đủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bức xúc của khách hàng đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua.

Trách nhiệm trước các bất cập này không chỉ từ các tư vấn viên, đại lý, mà cả bản thân các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm để lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tức là chưa đến 30 năm. Dù chưa được nghiên cứu một cách cụ thể về tác động của dịch vụ tài chính này đối với cuộc sống của người Việt, nhưng ở một chừng mực nào đó nó cũng đã tạo nên những nhận thức mới trong cách mà nhiều người Việt hoạch định tương lai, theo cách văn nh hơn.

Nếu như trước kia, hầu hết người Việt nghĩ rằng con cái là của để dành, hay nói một cách khác, con cái là khoản đầu tư tài chính để bảo hiểm cho tuổi già, thì có một số người, nay đã dùng bảo hiểm là của để dành. Áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái, nhờ đó mà giảm đi, giúp thế hệ trẻ tự do hơn.

Và, ít nhiều, thói quen mua bảo hiểm nhân thọ cũng là một chỉ dấu về lối sống văn nh của cộng đồng trong một thời gian dài, bằng chứng là sự bùng nổ của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong suốt 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 ở Việt Nam.

Tuy nhiên, mọi thứ đang xấu đi, nhiều người đã quay lưng với bảo hiểm nhân thọ khi nhiều vụ việc phiền toái xảy ra, liên quan đến cách hiểu về hợp đồng, cũng như việc lạm dụng liên kết với các dịch vụ tài chính khác.

Đó là hậu quả của việc thay vì đầu tư phổ biến kiến thức, kinh nghiệm đầu tư nhằm thu hút người dân thực sự có khả năng và nhu cầu thì các công ty bảo hiểm lại lao vào cuộc đua phát triển nóng bằng cách chỉ tập trung làm mọi cách để có nhiều hợp đồng.

Để thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể tiếp tục phát triển một cách lành mạnh và bền vững, cần triệt tiêu những khả năng gây tranh cãi không đáng có liên quan đến hợp đồng.(Ảnh: IT)

Dù đó là khiến người dân dễ hiểu sai về quyền lợi và trách nhiệm tham gia bảo hiểm, hoặc dùng sức ép từ nghiệp vụ ngân hàng.

Đây là lỗi của không chỉ các doanh nghiệp bảo hiểm, mà còn của cơ quan quản lý nhà nước.

Lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm là chỉ tập trung chạy theo doanh số mà xem nhẹ việc tiếp cận từ lợi ích của khách hàng.

Lỗi của cơ quan quản lý nhà nước là chấp nhận những hợp đồng mẫu có khả năng cao dẫn đến sự hiểu lầm của người dân.

Vì thế, để thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể tiếp tục phát triển một cách lành mạnh và bền vững, cần triệt tiêu những khả năng gây tranh cãi không đáng có liên quan đến hợp đồng.

Về phía các doanh nghiêp. Nên cơ cấu lại ngân sách cho hoạt động thu hộ, quảng cáo để đầu tư vào việc giáo dục thị trường, phổ biến kiến thức và về bảo hiểm nhân thọ cho người dân một cách nghiêm túc.

Về phía cơ quan quản lý. Nên ngồi lại với cách doanh nghiệp bảo hiểm, xây dựng mẫu hợp đồng đảm bảo phù hợp với nhận thức của cộng đồng, đảm bảo bất cứ người mua bảo hiểm nhân thọ nào cũng không hiểu sai về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ, có thể vì thế mà chậm lại. Nhưng nếu không thay đổi phương thức tiếp cận theo hướng nh bạch, lấy lợi ích của cộng đồng làm trung tâm, thì bảo hiểm nhân thọ, và các giá trị văn nh mà nó đem lại, sẽ phải chịu rất nhiều hệ lụy bởi những vụ bê bối không đáng có..