Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ngoài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đẩy mạnh thanh tra, xử lý tình trạng hồ sơ giả, thu gom sổ bảo hiểm, trục lợi chính sách.
Việc chấn chỉnh các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện đúng các quy chế chuyên môn, quy trình khám chữa bệnh cũng cần được thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng làm kiểu “phong trào”, làm cho xong, cho có, làm mạnh khi có sự vụ, rồi lại buông lỏng khi mọi chuyện đã lắng xuống.
Hiện nay, chỉ cần tìm từ khóa “Mua bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), mua giấy chứng nhận nghỉ làm được hưởng bảo hiểm xã hội” sẽ có hàng loạt hội nhóm cộng đồng, mua bán, thu gom sổ BHXH công khai, nhan nhản khắp không gian mạng.
Đơn cử như 1 số fanpage có số lượng thành viên khủng như "Hỗ trợ thanh lý sổ BHXH" có khoảng 28.000 thành viên, "Thanh lý và cầm sổ BHXH" có 26.000 thành viên, nhóm "Mua và cầm sổ bảo hiểm xã hội" thu hút hơn 15.000 thành viên…
Trên trang tin của các hội, nhóm này hầu hết người mua đều đăng số điện thoại kèm nội dung “Mua tất cả sổ bảo hiểm bị lỗi toàn quốc không rút được tiền, giá cao tận nơi. Sổ mất, sổ cầm không tiền chuộc. Sổ bị trùng, giấy chứng nhận nghỉ làm... giá cao”.
Từ 1 đầu mối trên các hội nhóm trên, phóng viên đã liên hệ đặt vấn để về mua bán sổ BHXH, cũng như mua giấy chứng nhận nghỉ làm, đầu dây bên kia là giọng 1 thanh niên tự xưng tên Khanh. Người này khẳng định cung cấp mọi dịch vụ liên quan đến BHXH. Riêng giấy chứng nhận nghỉ làm với giá chỉ 150 ngàn đồng và được giao tận nơi.
PV: Bên mình làm giấy khám sức khỏe phải không bạn, để bổ sung hồ sơ bảo hiểm y tế?
Đối tượng Khanh: À, có có bạn nha.
PV: Cái này giá sao bạn?
Đối tượng Khanh: 150 nghìn, làm sáng mai có. Bên mình gửi về tận nơi địa chỉ của bạn, bạn kiểm tra mới thanh toán.
PV: Đảm bảo là chuẩn không?
Đối tượng Khanh: Bên mình ngày nào cũng làm mà.
PV: Cái dấu thì là của phòng khám hay cơ quan y tế?
Đối tượng Khanh: Của bệnh viện ở thành phố.
Ghi nhận, phần lớn những người rao bán sổ bảo hiểm là công nhân, lao động bị mất việc làm, không có đủ khả năng đóng bảo hiểm tiếp nên tìm cách bán “lúa non” để thu hồi phần nào số tiền đã đóng. Đánh vào tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook để thu gom, mua bán sổ BHXH của công nhân lao động.
Theo các cơ quan chức năng, trong giai đoạn từ năm 2016-2020, qua thanh tra, kiểm tra, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thu hồi 50,4 tỷ đồng tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không đúng quy định; thu hồi 828,4 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định. Riêng trong năm 2021, cũng đã phát hiện và yêu cầu thu hồi số tiền 9,5 tỷ đồng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sai quy định.
Tại Đồng Nai, vừa qua, Công an thành phố Biên Hòa phối hợp với các đơn vị chức năng đồng loạt khám xét 8 địa điểm (trong đó có 6 phòng khám đa khoa tư nhân) đã thu giữ hơn 130.000 giấy chứng nhận nghỉ bệnh để hưởng bảo hiểm xã hội và hơn 400 giấy khám sức khỏe ghi khống nội dung để bán cho công nhân quyết toán tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nghiêm trọng hơn, các đối tượng còn lập hồ sơ rút tiền bảo hiểm y tế đối với công nhân, nhưng trên thực tế công nhân không bị bệnh, cũng không đi khám nhưng các phòng khám vẫn được hưởng tiền khám, chữa bệnh từ nguồn bảo hiểm y tế.
Còn tại Bình Dương, từ năm 2022, BHXH tỉnh Bình Dương đã rà soát và phát hiện 9 phòng khám tư nhân cấp giấy xác nhận bệnh không đúng quy định cho 720 công nhân đang làm việc tại Đồng Nai.
Trường hợp vi phạm là bác sĩ không làm việc, không hưởng lương nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận nghỉ bệnh; người lao động không khám chữa bệnh và được cấp lùi ngày giấy chứng nhận. Có nơi bác sĩ không đăng ký cấp giấy chứng nhận nghỉ bệnh nhưng vẫn ký cấp giấy và có cả trường hợp cấp giấy sau ngày điều trị.
Theo ông Nguyễn Duy Hiểu (Phó giám đốc BHXH Bình Dương) BHXH đã chuyển thông tin 720 trường hợp trên để BHXH tỉnh Đồng Nai thu hồi hơn 300 triệu đồng đã chi trả lương nghỉ bệnh cho công nhân. Hiện BHXH tỉnh Bình Dương đang tiếp tục phối hợp rà soát việc cấp giấy nghỉ bệnh tại 22 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở này có dấu hiệu nghi ngờ cấp sai giấy nghỉ bệnh để trục lợi.
“Hiện nay, chúng tôi đang rà soát 22 cơ sở khám chữa bệnh và trong phân tích dữ liệu chúng tôi nghi ngờ là có dấu hiệu. Thì BHXH và Sở y tế đã phối hợp rất là chặt trong việc triển khai các văn bản cho các cơ sở khám chữa bệnh về trách nhiệm bồi hoàn, trách nhiệm đền bù khi mà cấp sai. Và những phản ánh của doanh nghiệp về người lao động, nghi ngờ sử dụng giấy giả thì chúng tôi cũng thực hiện trưng cầu và đồng thời gửi thông tin đó cho công an tỉnh”.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, theo quy định tại điều 105, Bộ luật Dân sự 2015 thì sổ BHXH không phải là một tài sản được phép đem ra để giao dịch dân sự. Do đó, việc mua bán, cầm cố từ sổ BHXH một lần hiện nay là không hợp pháp. Căn cứ vào mức độ vi phạm, hoàn toàn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định.
Cụ thể, căn cứ vào mức độ vi phạm, xử lý hình sự theo Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tiền có thể lên tới 100 triệu đồng hoặc bị phạt tù lên đến 2 năm. Ngoài ra, hành vi lập hồ sơ giả, làm sai lệch hồ sơ bảo hiểm xã hội có thể bị phạt từ 100 triệu đến 200 triệu, hoặc phạt tù lên đến 5 năm.
“Phạt từ 100 triệu đến 200 triệu đồng và phạt tù từ 1 năm cho đến 5 năm, nếu hành vi đó thuộc loại có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp. Và chiếm đoạt BHXH, bảo hiểm thất nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, và gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, hoặc dùng thủ đoạn tinh vi, hoặc người đó tái phạm thì chúng ta sẽ xử lý hình sự đối với những người này".
Liên quan đến tình trạng này, trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội ngày 6/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhận định, tình trạng trốn đóng BHXH, lập hồ sơ giả để trục lợi bảo hiểm đã được xử lý quyết liệt thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Theo kế hoạch thanh tra năm 2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ dành 1/3 thời lượng để thanh tra xử lý vấn đề BHXH. Bên cạnh đó còn có trên 3.000 đoàn thanh tra BHXH kiểm soát trên lĩnh vực thu.
“Thứ nhất là phải tập trung vào tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật, thứ 2 là tập trung vào sửa đổi hệ thống các quy phạm pháp luật, kể cả luật bảo hiểm xã hội và các nghị định xử phạt, xử lý vi phạm. Thứ 3 là tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Thứ 4 là phải tập trung rất nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối giữa bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với cơ sở dữ liệu dân cư. Thời gian qua BHXH đã cố gắng cái này rồi nhưng mà chưa tốt, chưa đạt yêu cầu”.
Cần thêm nhiều hành động quyết liệt hơn
Không phải đến bây giờ câu chuyện trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới được mang ra bàn luận, mà vấn đề này từ nhiều năm nay đã trở thành một điểm nóng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta.
Quá nhiều kẽ hở trong Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế đã tạo điều kiện để các đối tượng xấu trục lợi, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước cũng như khiến quyền lợi của người dân, người lao động bị ảnh hưởng.
Việc trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dưới bất cứ hình thức nào đều đi ngược lại với mục tiêu, làm giảm ý nghĩa nhân văn về chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước hướng tới.
Quy định pháp luật đã có song đến nay vẫn chưa có vụ việc nào liên quan đến trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bị trừng trị thích đáng mà chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính. Chính tình trạng này khiến các đối tượng trục lợi bảo hiểm trở lên “lờn thuốc”, ngang nhiên hoạt động bất chấp pháp luật.
Việc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế, ngành bảo hiểm mà cần xem là trách nhiệm của nhiều cơ quan đơn vị đoàn thể.
Thay vì tiếp tục giữ tư duy “quyền anh, quyền tôi” như hiện nay thì cần phân cấp phân quyền và quy trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, tập thể để nâng cao chất lượng xử lý các vi phạm về trục lợi bảo hiểm.
Như nhận định của các đơn vị chủ quản thì các hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đều mang tính hệ thống, kéo dài suốt một thời gian dài và có sự tham gia của rất nhiều người, trong đó có cả các cán bộ đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.
Về mặt bản chất thì các sai phạm trong lĩnh vực này không có quá nhiều khác biệt so với điểm nóng đăng kiểm phương tiện. Do vậy, các bên liên quan cần chủ động hơn, mạnh tay hơn, quyết liệt hơn nếu không muốn rơi vào tương tự của ngành giao thông.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được xem là trụ cột trong chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà Nước ta.
Việc ngăn chặn và loại trừ hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không chỉ giúp bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người dân mà còn góp phần duy trì bền vững chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.