Chuyện từ “Hành trình thứ hai của rác”

Rác thải nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nếu không biết xử lý đúng cách. Hiểu được điều này, cô Châu Thị Mộng Tuyền, Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Phương Ninh, tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện mô hình “Hành trình thứ 2 của rác thải nhựa”.

Từ đây, những thứ bỏ đi, qua bàn tay khéo léo của các em học sinh và sự chỉ dạy tận tâm của cô Tuyền vừa trở thành những vật dụng hữu ích, vừa được tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

PV: Từ đâu cô có ý tưởng thực hiện mô hình “hành trình thứ 2 của rác thải nhựa”?

Cô Tuyền: Mô hình mình làm năm 2020 – 2021, mình cũng thấy ở trường mình, mình tổ chức cho học sinh làm kế hoạch nhỏ nhưng khi làm kế hoạch nhỏ cái, thu nhập của bán ve chai thì nó không được nhiều.

Mình thấy lượng rác thải nhiều nên mình nghĩ ra ý tưởng là làm ra những sản phẩm gì đó để mình có nguồn quỹ nhiều hơn, so với mình thu gom để bán chai thôi. Sau đó, mình cũng giúp cho trường giáo dục cho học sinh công tác bảo vệ môi trường luôn.

Ý tưởng “biến” rác thải thành hoa bán gây quỹ được cô Tuyền duy trì suốt 3 năm qua với tên gọi “Hành trình thứ 2 của rác thải”. Ảnh: Thanh Duy/Thanh niên

PV: Cách cô và học trò của mình thực hiện mô hình này cụ thể như thế nào?

Cô Tuyền: Đầu tiên, mình cho học sinh thu gom lượng rác thải, mình sẽ tổ chức một buổi ở trường cho tất cả học sinh, rồi phối hợp với giáo viên và một số phụ huynh, học sinh của trường thực hiện làm các sản phẩm, làm tại trường trong một ngày.

Sau đó, sẽ tiếp tục cho giáo viên, phụ huynh, học sinh làm ở nhà hoặc những ngày nào rãnh ở trên trường thì giáo viên có thể tiếp tục làm. Khi làm xong các sản phẩm, mình sẽ tổ chức một buổi gây quỹ, trưng bày các sản phẩm rồi bán cho phụ huynh, xong mình dành số tiền quỹ đó để mình ủng họ lại cho học sinh.

PV: Như vậy mình sẽ phân loại rác, đối với các chai nhựa sẽ được tận dụng lại để làm ra các sản phẩm hữu ích bảo vệ môi trường. Qua 2 năm thực hiện, đến nay kết quả như thế nào?

Cô Tuyền: Thu gom riêng, sau đó cũng vận động học sinh ở nhà các em có sử dụng những nhựa, từ những chai xà bông, chai nước giặt, nước rửa chén thì kêu các em sẽ thu gom lại, để dành lại để mình làm các sản phẩm luôn.

Năm 2020 - 2021 mình làm gây quỹ được mười mấy triệu, số tiền đó mình sử dụng để giúp đỡ cho học sinh nghèo, từ từ vậy đó. Hiện mình được 500 ký gạo, số lượng áo trắng mua để tặng cho học sinh khoảng 200 áo trắng.

PV: Đối với các trường hợp phát sinh, mình có những hỗ trợ gì từ nguồn quỹ này?

Cô Tuyền: Những trường hợp phát sinh tại lớp thì có những trường hợp nào cần hỗ trợ những dụng cụ học tập, thì mình cũng hỗ trợ nhưng số lượng hỗ trợ dụng cụ học tập ít hơn số lượng mình cho gạo và áo trắng.

Đầu tiên mình cho định kỳ, sau này phát sinh những trường hợp nào đặc biệt thì mình sẽ cho.

PV: Qua mô hình của mình, cô có mong muốn gửi gắm điều gì?

Cô Tuyền: Mình làm bình hoa nè, mình làm các lọ đựng bút, viết, làm các trái châu, lồng đèn, làm các đồ chơi, kệ đựng điện thoại, nói chung rất nhiều sản phẩm.

Khi thực hiện mô hình, học sinh, phụ huynh rồi ban giám hiệu nhà trường cũng như tất cả các giáo viên trong trường rất ủng hộ, tham gia rất nhiệt tình, các em cũng có ý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường khi mình thực hiện mô hình này.

PV: Xin cảm ơn cô với những chia sẻ vừa rồi.