Cải thiện kênh rạch, cần lắng nghe ý kiến từ cộng đồng

Công tác cải thiện ô nhiễm kênh rạch tại TP.HCM trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, TP.HCM cần tiếp tục lắng nghe những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, cũng như tiếp tục công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng trong quần

Rạch Xuyên Tâm bị tái ô nhiễm. Ảnh chụp vào tháng 7-2020: Nguyễn Hiền - PLO

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Đã nhiều năm nay, gia đình 4 thế hệ của ông Trần Văn Năm (63 tuổi ngụ phường An Phú Đông, quận 12) phải chịu đựng cảnh nước ngập đen ngòm, hôi thối xộc lên từ con rạch Cầu Chợ bên hông nhà.

Khi chính quyền có chủ trương cải tạo, kiên cố hóa con rạch này, ông Năm và nhiều bà con trong khu vực đã tự nguyện hiến 1 phần đất để triển khai dự án. Khi công trình hoàn thành, ông Năm không giấu được sự phấn khởi:

 

Cải tạo con kênh này rất sạch sẽ, cây cối không còn um tùm, không còn ô nhiễm, muỗi mòng. Con cháucũng không còn lo sốt rét, sốt xuất huyết nữa.

Ông Nguyễn Văn Đức - Phó Chủ tịch UBND Quận 12 cho biết trong những năm gần đây, tốc độ đô thị diễn ra nhanh, dân số tăng cơ học rất lớn, tình trạng xả rác ra đường và kênh rạch gây mất mỹ quan, khiến các tuyến kênh, rạch trên địa bàn quận ô nhiễm nặng.

Quận 12 đã dành hơn 800 tỷ đồng để tiến hành cải tạo, kiên cố hóa 18 tuyến kênh rạch trên địa bàn các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, Thới An với tổng chiều dài hơn 20km nhằm mang đến môi môi trường sống xanh sạch đẹp phục vụ cho nhân dân:

 

Việc nạo vét, vớt rác trên các tuyến kênh rạch không chỉ góp phần cải tạo cảnh tạo cảnh quan môi trường, phòng chống dịch bệnh mà còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, việc lấn chiếm, vứt rác ra kênh rạch đã dân triệt tiêu, nhiều đội tự quản bảo vệ kênh rạch đã được thành lập; phong trào tình nguyện vớt rác, lục bình, thu gom rác lưu cữu, dọn quang các tuyến đường, chăm sóc trồng cây xanh đã trở thành việc làm thường xuyên và định kỳ. 

 Tốc độ đô thị diễn ra nhanh, dân số tăng cơ học rất lớn, tình trạng xả rác ra đườngkhiến các tuyến kênh, rạch ô nhiễm nặng

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Hải - Viện trưởng Viện tài nguyên Môi trường Đại học quốc gia TP.HCM thì vẫn còn khá nhiều bất cập chưa được xử lý triệt để như tình trạng lấn chiếm, xả rác vô tội vạ xuống kênh rạch.

Ngoài ra, ông Hải cũng cho rằng chính công tác xử lý nước thải chưa triệt để cũng trực tiếp khiến tình trạng ô nhiễm kênh rạch ở TP.HCM trở nên phức tạp:

 

Theo tôi, thời gian qua chúng ta làm chưa thực sự kiên quyết. Vấn đề này chủ yếu nằm ở ý thức của người dân và gia tăng xử phạt chứ cũng không có cách nào khác. Tôi cho rằng chúng ta cần kiên quyết hơn nếu không thì hệ thống kênh rạch, thoát nước của TPHCM sẽ còn bị ảnh hưởng.

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn thì để cải tạo hay làm sống lại những dòng kênh “chết” là một việc làm hết sức nặng nề, nó đòi hỏi sự quyết tâm, kiên nhẫn và tinh thần hợp tác của các bên có liên quan. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn gợi ý:

 

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tạo kênh rạch là nó phải liên thông, phải khơi thông lại, nạo vét và dọn rác. Với những con kênh đã lỡ làm cống hộp thì cần xem xét trả lại hiện trạng hay không vì kênh hở vẫn tốt hơn kênh ngầm.

Ngoài ra cũng cần kết nối lại những hạ tầng thoát nước, đặc biệt là thoát nước mưa. Khi các dòng kênh tự lưu thông được thì nó sẽ tự làm sạch và chất lượng môi trường sẽ được gia tăng.