Các chợ đầu mối tại TP.HCM 'nhếch nhác' vì rác thải

Với hơn 8 triệu dân, TP.HCM trở thành thị trường tiêu hàng hoá lớn. Các khu chợ đầu mối luôn trong trạng thái nhộn nhịp, tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường lại bị bỏ lơ… Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều hộ dân trong khu vực.

5h sáng, PV VOVGT có mặt tại tuyến đường dẫn vào khu Chợ đầu mối Bình Điền, huyện Bình Chánh (TP.HCM). Mặt đường rộng, thoáng tạo điều kiện thuận lợi để hàng loạt xe đẩy, quầy hàng tập trung dọc hai bên tuyến đường, nhiều người chen chúc nhau để mua hàng hóa.

Tuy nhiên rác thải lại vô tư vứt dưới lòng đường, biển cấm đổ rác đặt dọc theo dãy phân cách dường như không có tác dụng. Rác thải bị đổ thành đống sau các buổi họp chợ dưới lòng đường, gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị cho cả khu dân cư liền kề tại đây.

Thấy vậy thì cũng hơi buồn mà giờ họ chưa đổ thì cũng phải chịu thôi chứ sao giờ”.

“Cái ệng cống là để nước chảy xuống mà mấy người bán xong rồi thì quăng rác xuống đây luôn, ngập ệng cống nước không có chảy được rồi nó tràn tùm lum ra lộ luôn.”

“Đường dẫn từ đường Nguyễn Văn Linh vào cổng chợ đã hình thành chợ tự phát, họ buôn bán thoải mái những mặt hàng nông sản thực phẩm, kể cả gia súc gia cầm điều đó làm phát sinh một lượng lớn rác thải theo hệ thống cống ngầm đổ vào chợ Bình Điền”.

Tương tự như chợ đầu mối Bình Điền là khu chợ nông sản Thủ Đức, không chỉ sau khi tan chợ mới xuất hiện tình trạng nhếch nhác, ô nhiễm.

Ngay trong lúc vận chuyển, mua bán, thì những bao nilon, rau củ quả hư thối đã được người bán chất thành đống trong khắp khuôn viên chợ. Nhiều loại rau củ hư lâu ngày, phát sinh giòi, ruồi chi chít cộng thêm mùi hôi vô cùng nồng nặc. 

Chị Phượng sinh sống gần khu chợ bức xúc: “Rác chất thành đống, khi trời mưa xuống thì đường trơn trượt đi dễ té. Chợ thì đông người nhưng mà bốc mùi hôi thì khó chịu lắm, đứng ở bên này nhưng có khi ngửi được mùi hôi rác bên chợ bốc qua, hôi lắm.”

Thu gom rác thải tại chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường

Hàng ngày đội ngũ nhân viên thu dọn vệ sinh tập kết rác để xử lý, những khu chợ đầu mối hoạt động xuyên đêm nên nhân viên dọn vệ sinh thay ca nhau trực cả ngày lẫn đêm. Nhưng vào khung giờ cao điểm hàng hóa, lượng rác thải phát sinh rất lớn việc thu dọn cũng trở nên khó khăn. 

Anh Hoàng Dũng thuộc Đội dọn vệ sinh chợ đầu mối Thủ Đức chia sẻ: “Trước tiên mình phải quét rồi gom đống lại rồi có xe tới hốt chở đến điểm tập kết, đồng thời cũng nhờ xe ủi hỗ trợ thêm”

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó chủ tịch UBND phường Tam Bình, Thành phố Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, địa phương đã lập chốt túc trực 24/24 tại khu vực để ngăn chặn việc đổ rác trộm của nhiều hộ dân, đồng thời, vận động thương nhân và người vào chợ không xả rác bừa bãi; vận động thương nhân chấp hành tốt việc phân loại rác thải và không xả rác tại chợ hay nơi cư ngụ.

“Chúng tôi lập một chốt trực 24/24 (ban đêm 3 ca, ban ngày 2 ca) gồm lực lượng dân quân, bảo  vệ dân phố, công an, vệ sinh môi trường; để xử lý những trường hợp đổ rác trộm và đổ rác không đúng quy định. Bên cạnh đó chúng tôidọn dẹp vệ sinh hàng tháng,  phối hợp với các ban ngành đoàn thể của phường để vận động người dân cùng chung tay với phường dọn dẹp vệ sinh”, ông Nguyễn Xuân Hoàng cho biết.

Lợi nhuận thì bỏ túi, mà rác lại làm lơ là thực trạng tại các “nhếch nhác” tại khu chợ đầu mối hiện nay. Ngoài sự vào cuộc quyết liệt từ phía cơ quan chức năng cần lắm sự thay đổi ý thức từ những tiểu thương buôn bán tại khu chợ.