Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh được người dân ủng hộ

Phóng viên - 22/04/2019 | 7:17 (GTM + 7)

Mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh đang được triển khai thí điểm tại TP.HCM đang nhận được những đánh giá tích cực, khi việc tiếp cận người bệnh được nhanh chóng hơn.

TP.HCM thí điểm cấp cứu bệnh nhân bằng xe hai bánh

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, mô hình xe cấp cứu 2 bánh là một trong nhiều loại hình xe cấp cứu trên thế giới đã sử dụng. Tại TP.HCM, trong các tình huống hẻm nhỏ, kẹt xe...mà có người cần cấp cứu thì lực lượng cấp cứu phải đến hiện trường nhanh, quan trọng nhất là sơ cấp cứu ban đầu thì xe cấp cứu 2 bánh cũng là một phương án lựa chọn. Bác sĩ Thượng cho rằng, sau khi nhân rộng, cách làm này sẽ được thực hiện bài bản hơn.

Từ thực tế thí điểm, Sở Y tế Thành phố đã chấp nhận cho Bệnh viện Quận 2, Quận 1, quận Thủ Đức, Quận 4 và cả Trung tâm Cấp cứu 115 tham gia thử nghiệm, bổ sung loại hình xe cấp cứu 2 bánh cho các trạm cấp cứu vệ tinh đặt tại các bệnh viện này. Trên địa bàn hoạt động của các bệnh viện này, mật độ giao thông khá cao, nhiều hẻm nhỏ xe cứu thương khó vào được.

Thêm vào đó là tình trạng xe cứu thương không đủ để đáp ứng nhu cầu khi mà Bệnh viện quận Thủ Đức trung bình có gần 30 cuộc gọi cấp cứu mỗi ngày, các bệnh viện khác cũng từ 4 đến 10 trường hợp gọi cấp cứu.

Nói về một ca bệnh cấp cứu được di chuyển bằng xe cấp cứu 2 bánh, Bác sĩ Trần Điền Tú – BV Đa Khoa Sài Gòn cho biết:Có trường hợp sản phụ thai 31 tuần bị dọa sinh non trên nhau tiền đạo, ở bên Quận 4, nhờ Bệnh viện Sài Gòn qua hỗ trợ. Bệnh nhân đau bụng nhiều dữ dội vùng hạ vị cộng với xuất huyết âm đạo nhiều. Bác sĩ đi xe máy tới, đồng thời cũng xuất song song xe 4 bánh, sơ cấp cứu trước ổn định rồi chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ.

Cũng theo các bác sĩ, điều đáng mừng là hầu hết người dân sử dụng và chứng kiến dịch vụ này đều hài lòng với loại hình xe cấp cứu 2 bánh vì bác sĩ đến rất nhanh so với trước đây. Sau khi nghe tin báo, trung bình chỉ từ 3 đến 5 phút, xa hơn thì không quá 15 phút là bác sĩ đã tiếp cận được người bệnh.

Đặc biệt, vào các khung giờ cao điểm, giao thông ùn ứ, kẹt xe nhiều nơi, thì xe cấp cứu 2 bánh cũng vẫn đến với người bệnh một cách nhanh nhất.

Xe cứu thương 2 bánh được kỳ vọng sẽ giải quyết những nhược điểm ở khu vực nội thành Tp.HCM

Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, trong 20 ngày đưa vào sử dụng xe 2 bánh để đi cấp cứu thì trạm cấp cứu của bệnh viện đã điều 26 lần xe 2 bánh đến hỗ trợ người dân. Trong đó, tùy theo nội dung của các cuộc gọi cấp cứu, có 9 lần bệnh viện chỉ cần điều xe cấp cứu 2 bánh đến nhà người dân và các bác sĩ đã sơ cứu, khám bệnh, kê đơn, tư vấn người bệnh, sau đó không cần hỗ trợ của xe cứu thương.

Có 17 lần bệnh viện điều động cùng lúc vừa xe cấp cứu 2 bánh vừa xe cứu thương vì các trường hợp này là tai nạn giao thông và các bệnh lý cần phải nhập viện khẩn cấp. Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến trước để kịp thời sơ cứu trong khi chờ xe cứu thương đến để chuyển bệnh nhân về bệnh viện điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết: Từ khi sử dụng xe cấp cứu 2 bánh, số lượt đi cấp cứu ngoại viện đã tăng 30% so với giai đoạn trước đây khi chỉ dùng xe cứu thương đi cấp cứu. Nếu mình tới ban đầu khám mà thấy ổn định thì người nhà có thể xin ở lại, không cần nhập viện. Nếu như mình xác định là tai nạn thì mình phải đi 4 bánh vì tai nạn là phải vận chuyển rồi. Ở đây các bác sĩ cấp cứu ngoại viện có số điện thoại di động kết nối với Trung tâm cấp cứu 115 luôn, giờ cung cấp luôn cho người dân để gọi cho tiện

Thực tế, TP.HCM không phải bây giờ mới thí điểm xe 2 bánh cấp cứu. Trước đó, TP và cả Hà Nội đã làm nhưng... thất bại, nhưng với những kinh nghiệm mà TP.HCM thực hiện thì không thể không lưu tâm.

BS Nguyễn Thành, Giám đốc 115 Hà Nội, chia sẻ và cho biết lý do không chấp nhận chủ yếu là người dân thiếu tin tưởng mô hình này. Thực tế, từ trước đến nay người dân chỉ biết cấp cứu là có xe cứu thương, nên việc cho ra đời một phương tiện cấp cứu khác thì họ sẽ đặt câu hỏi liệu có hiệu quả không?

Trang thiết bị dụng cụ có bằng xe cứu thương? Do vậy, cần nói rõ để người dân hiểu. Đó là nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận thông tin (trực tổng đài) và nhóm y BS thực hiện. Bước đầu tiên là hỏi sức khỏe người cần cấp cứu, địa chỉ ở đâu? Hỏi khu vực đó có lễ hội, xe 4 bánh vào có được hay không?

Và cũng phải nói rõ (nếu đi xe máy) nhân viên y tế sẽ đến bằng xe 2 bánh để đảm bảo việc tiếp cận nhanh BN, đảm bảo sức khỏe và xe cứu thương sẽ đến khi cần vận chuyển BN. Phải giải thích rõ ràng ngay từ đầu để người dân dễ chấp nhận chứ không phải để người dân có cảm giác hụt hẫng khi bỗng nhiên thấy xe máy chở nhân viên y tế xuất hiện. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //