Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khi nào thì nên thay bố phanh?

Phóng viên - 05/09/2019 | 6:54 (GTM + 7)

Việc đảm bảo bố phanh luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất không chỉ giúp bạn tiết kiệm về lâu dài, mà còn giúp bảo vệ xe và cả tính mạng của bản thân trong những tình huống xảy ra tai nạn…

Khi nào cần thay bố phanh?
Khi nào cần thay bố phanh?

Bố phanh là gì?

Bố phanh là một bộ phận nằm ở giữa má phanh (bộ phận siết và làm giảm vòng tua bánh) và trống phanh. Nếu không hoạt động đúng cách, các thành phần khác của xe như đĩa phanh, guốc phanh, bộ kẹp phanh sẽ hao mòn dần...

Việc bảo dưỡng bố phanh đúng cách giúp cho bạn tránh phải chi những khoản sửa chữa đắt tiền về sau cũng như hạn chế tình trạng mất lái.

Bố phanh sử dụng được trong bao lâu?

Quãng đường di chuyển từ 48.000 – 56.000 km là thời điểm mà bố phanh hoạt động tốt nhất. Song, tình trạng bố phanh sẽ thay đổi tùy theo loại xe và cách lái. Chẳng hạn như, nếu bạn đi ở trong thành phố - nơi có mật độ giao thông đông đúc, việc phải sử dụng phanh so với khi lái ở đường cao tốc sẽ nhiều hơn.

Hay thói quen “tăng ga và phanh gấp”, bạn cần phanh và nhả phanh thường xuyên cũng khiến bố phanh bị hao mòn. 

Chuyện gì xảy ra khi bố phanh bị mòn?

Tùy vào từng loại bố phanh, bằng gốm, vật liệu hữu cơ, kim loại… lực ma sát sẽ khiến cho lớp phủ trên bố phanh bị hao mòn mỗi khi bạn sử dụng phanh.

Theo thời gian, bố phanh sẽ mỏng dần và cần phải thay bằng bố phanh mới. 

Tiếng phanh kêu ken két hay bị ẩm ướt cũng là dấu hiệu đến thời điểm cần thay bố phanh
Tiếng phanh kêu ken két hay bị ẩm ướt cũng là dấu hiệu đến thời điểm cần thay bố phanh

Làm thế nào để biết được thời điểm cần thay bố phanh?

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tiếng kêu ken két mỗi khi phanh – đây là âm thanh do trên bố phanh có trang bị một phần kim loại nhỏ để cảnh báo. Nếu bạn nghe thấy âm thanh bất thường mỗi khi phanh, thì đấy là lúc phanh của bạn gặp trục trặc, cần phải mang đi kiểm tra phanh.

Hay khi đi dưới trời mưa lâu ngày khiến cho phanh bị ẩm ướt, bố phanh thường bị bám bẩn và lúc phanh cũng nghe thấy những âm thanh tương tự.

Nếu sau vài lần phanh, bạn không nghe thấy âm thanh nào nữa – đấy là dấu hiệu cho thấy bố phanh bị rỉ sét nhưng chưa cần thay.

Ngoài ra, nếu bạn nghe thấy như tiếng kim loại nghiến vào nhau hoặc tiếng gầm gừ - đó là dấu hiệu cho thấy không chỉ bố phanh bị mòn mà cả đĩa phanh và bộ kẹp phanh đang ma sát với nhau.

Việc 2 bộ phận này ma sát với nhau sẽ gây ra nhiều hư hại cho hệ thống phanh. Vì vậy, bạn cần sớm đưa xe đến trung tâm sửa chữa khi nhận thấy các âm thanh bất thường.

Một khi đèn cảnh báo đã bật, bạn cần phải thay bố phanh cũng như thay cảm biến bố phanh mới
Một khi đèn cảnh báo đã bật, bạn cần phải thay bố phanh cũng như thay cảm biến bố phanh mới

Tùy vào từng loại xe sẽ có đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ, báo hiệu khi nào đến thời điểm cần thay bố phanh. Và một khi đèn cảnh báo đã bật sáng, đồng nghĩa với việc bạn cần thay bố phanh cũng như thay cảm biến bố phanh mới. 

(Lưu ý, tham khảo sổ hướng dẫn của xe để biết xe của bạn có trang bị hệ thống cảnh báo thay bố phanh không).

Cuối cùng, nếu có thể bạn hãy quan sát bố phanh bằng mắt thường để biết thời điểm cần thay. Nếu nhìn xuyên qua các nan hoa trên lốp xe, bạn sẽ thấy bố phanh được đặt ép sát vào đĩa phanh.

Nếu bố phanh xe mỏng hơn 3 milimet, bạn nên cân nhắc kiểm tra bố phanh, nhất là lâu rồi bạn không đưa xe đi kiểm tra.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Kể từ đại dịch COVID-19, thị trường giao đồ ăn tại Trung Quốc bùng nổ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những tài xế của các nền tảng giao đồ ăn tại quốc gia tỷ dân này đang phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, với thời gian làm việc kéo dài nhưng thu nhập lại thấp.

Tăng cường xử lý, vi phạm nồng độ cồn giảm mạnh

Tăng cường xử lý, vi phạm nồng độ cồn giảm mạnh

Thời gian qua, Công an TP. Hà Nội đã triển khai nhiều phương án, huy động các lực lượng phối hợp lập nhiều chốt, thành lập các tổ tuần lưu kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. nồng độ cồn.

// //