Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn, dù một số trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở và được các chiến sĩ CSGT đo bằng máy đo chuyện dụng, thế nhưng người vi phạm vẫn cố phân trần là không uống rượu bia, nồng độ cồn trong hơi thở là do bản thân ăn nửa cân mận từ trước đó.
“Mình không biết, sáng nay mình chỉ ăn mận thôi, chắc phải nửa cân. Mình không biết nhiều hay không nhưng từ sáng mình chỉ ăn cơm với hoa quả thôi…”
Với lý do này, tổ công tác của đội CSGT số 7 đã giải thích, cho lái xe ngồi nghỉ rồi uống nước và tiến hành kiểm tra lại nồng độ cồn. Thế nhưng vẫn phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe. Đại úy Nguyễn Văn Tiến, cán bộ Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết:
“Sau khi kiểm tra, người vi phạm có đưa ra lý do là ăn nhiều mận nên có nồng độ cồn, tổ công tác đã giải thích cho vi phạm, sau 5-7 phút tổ công tác đã mời người vi phạm nghỉ ngời và uống nước, người vi phạm vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở thì lý do họ đưa ra dùng hoa quả để lại nồng độ cồn là không thể chấp nhận được và chúng tôi kiên quyết xử lý”.
Trong thời gian vừa qua, với sự gia quân toàn diện của lực lượng CSGT và đẩy mạnh các chốt 141 tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô cơ bản được bảo đảm. Tình trạng sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện đã giảm đáng kể, ý thức người dân được nâng cao.
Tuy nhiên vẫn còn 1 bộ phận người dân bất chấp nguy hiểm, sử dụng rượu bia trước khi tham gia giao thông, hay chỉ do “cà nể” bạn bè, chiến hữu dẫn đến đến việc tự đẩy mình trở thành người vi phạm luật ATGT đường bộ. Như trường hợp người đàn ông này, bị tổ công tác của đội CSGT số 5, Phòng CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,246 mg/L khí thở, khi được hỏi về hành vi của mình, người này phân trần:
“Tôi uống với bạn, nay đến cơ quan an hem cũ mời nên uống 1 cốc thôi, mình nắm được là vi phạm nhưng vấn đề anh em người ta mời thì nể quá làm 1 cốc chứ không uống nhiều…”
Theo Trung tá Hà Tuấn Minh, cán bộ đội CSGT đường bộ số 5, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội
“Kiểm tra nồng độ cồn sẽ được lực lượng CSGT kiểm tra hàng ngày, buổi trưa và tối, thời gian kiểm tra kéo dài và số lượng người kiểm tra sẽ kéo dài hơn”.
Những kết quả đã đạt được từ ngày đầu ra quân tăng cường xử lý mạnh tay với hành vi điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn, đã luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của người dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của mỗi người khi tham gia giao thông.
Từ nay đến cuối năm 2024 lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ đẩy mạnh vào 3 mục tiêu: Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông cả về số vụ, số người chết và số người bị thương: khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục chính.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.