Khi yêu thương được sẻ chia
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Có chỗ bị xe khách, xe tải, xe 4 chỗ, 7 chỗ chiếm cứ làm garage, có nơi lại bị đặt barie phục vụ hàng quán, đẩy người đi bộ khỏi vỉa hè.
Đường Tam Trinh bờ Đông Kim Ngưu đoạn từ cầu Mai Động đến ngã ba Lĩnh Nam thuộc vùng giáp ranh giữa hai quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai (Hà Nội). Trên vỉa hè dọc tuyến này có một “đặc sản” có lẽ ít vỉa hè ở đâu có được – Đó là những garage tự chế do các chủ phương tiện tự “thi công”.
Cầu kỳ thì tự uốn dây leo thành một mái vòm để xe bên dưới, giản dị thì ốp một tấm ván gỗ lên trên, hoặc bọc lớp bạt phủ che mưa nắng. Cứ thế, vỉa hè nơi đây dù ban đầu rộng rãi, thoáng mát nhưng có lẽ không được lực lượng chức năng quan tâm nên dần dà trở thành những bãi đỗ xe tư nhân của những hộ gia đình nằm bên phía đối diện.
Từ chỗ vỉa hè đi bộ với tầm nhìn sông Kim Ngưu, nơi đây phần lớn đã biến thành bãi đỗ xe bên sông.
Lê Quang Minh, học sinh lớp 10 chuyên khoa học xã hội nhân văn, hàng ngày đi xe buýt từ Lĩnh Nam lên Nguyễn Trãi. Minh chia sẻ, những garage ô tô tự phát như thế này là không thể chấp nhận được: “Em đi xe buýt số 19 và 04. Hôm nay xe cộ còn đỗ trên vỉa hè đấy ạ, mọi hôm còn đỗ tràn hết cả ra đường. Nhiều khi em phải đi dạt xuống lòng đường”.
Tương tự, Phan Thị Thảo Mai, sinh viên năm thứ ba Trường đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, cũng là người thường xuyên đi xe buýt tuyến 04, 54 với lộ trình từ Bắc Ninh lên Minh Khai (Hà Nội).
Những người đi bộ đến các nhà chờ phương tiện công cộng như Mai và Minh là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng lấn chiếm không gian vỉa hè làm “của riêng” để trông giữ phương tiện.
Tại nơi Mai trả lời phỏng vấn, những hàng nước xếp bàn ghế nằm ngang chặn toàn bộ bề rộng vỉa hè, những sạp hàng đồ cũ, những bãi rác thải, phế liệu cũng trở thành chướng ngại vật. Sự lộn xộn này khiến người đi xe buýt đặt một dấu hỏi: Phải chăng chính quyền địa phương không khuyến khích người dân đi bộ tới phương tiện công cộng, thay vào đó, “mắt nhắm mắt mở” dung túng việc đỗ xe cá nhân?
“Em cảm thấy đường đi bị vướng. Người ta cứ sắp xếp như thế thì bọn em phải đi xuống lề đường. Xe cộ đi mà không để ý bên phải thì rất nguy hiểm. Với lại, họ toàn lấn chiếm toàn bộ vỉa hè để xe, không gian đi bộ gần như là biến mất”.
Ở góc nhìn của một cư dân sinh sống dọc theo sông Kim Ngưu hơn 20 năm nay, anh Nguyễn Văn Nam (trú ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai) còn phát hiện thêm những “đặc sản” nữa chỉ xuất hiện vào buổi tối ở vỉa hè cầu Mai Động và vỉa hè đường Tam Trinh bờ Đông Kim Ngưu. Đó là các xe đẩy bán đồ ăn nhanh tràn hết ra vỉa hè, lòng đường; là một chốt barie mọc lên như khu vực riêng tư, chiếm giữ một đoạn vỉa hè làm chỗ đỗ xe cho thực khách.
“Có những đoạn tôi thấy cực kỳ nguy hiểm như cầu Mai Động, hàng quán tràn ra vỉa hè, lòng đường lấn cả làn cho xe rẽ phải. Rồi dọc sông Kim Ngưu, hộ kinh doanh đồ nướng, hải sản, ốc, phở cũng tràn ra. Các hộ kinh doanh trong khu vực bán cát, vật liệu xây dựng thì mặc định từ trước tới nay, họ để vật liệu ở vỉa hè phía đối diện. Rất bức xúc, tôi cũng không biết phải nói với ai, giải quyết thế nào. Không hiểu người đi bộ thì đi vào đâu”, anh Nam cho biết.
Theo anh Nguyễn Văn Nam, dự án đường Tam Trinh mở rộng đã có hàng chục năm nay, nhưng chưa thể triển khai vì vướng mắc pháp lý. Trong bối cảnh đó, các cơ sở dịch vụ nằm trên chỉ giới mặt đường quy hoạch vẫn hoạt động bình thường và hàng ngày gây nên tình trạng mất trật tự mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
“Gia đình chú tôi đã di dời từ lâu rồi. Có một số hộ dân đã đồng ý giải phóng mặt bằng trước, thì nhiều hộ dân kinh doanh nhỏ lẻ đã nhảy vào kinh doanh mặt bằng ở chỗ trống ấy. Chắc chắn những nhà phía sau không thể nói được gì, họ chỉ có thể trông chờ vào cơ quan chức năng thôi. Tình trạng này diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở mặt tiền xung quanh cây xăng Tam Trinh, họ kinh doanh ốc, lẩu tràn hết ra”, anh Nam nói.
Những người đi bộ trong khu vực này mong các cơ quan chức năng hai quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai có sự quản lý chặt chẽ hơn để trả lại không gian công cộng cho cộng đồng, tránh rơi vào tay các cá nhân lấn chiếm, trục lợi.
Không để xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” vì một lý do rất cũ: Do địa bàn nằm ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?
Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.
Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.